Nông - Lâm - Thủy sản, Thị trường và giá cả, Thông tin
Giá sầu riêng đột ngột giảm
Giá sầu riêng đột ngột giảm
– Xem thêm xuất nhập khẩu Nông sản tại đây;
– Xem thêm xuất nhập khẩu mặt hàng Gạo tại đây;
– Xem thêm thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới quý I năm 2024: diễn biến và dự báo tại đây;
Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch rộ sầu riêng. Tuy nhiên, giá thu mua lại đang giảm sâu.
Thương lái bỏ cọc, ép giá
Đồng bằng sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch rộ sầu riêng. Tuy nhiên, giá thu mua lại đang giảm sâu.
So với cách đây hơn một tháng, thương lái vào vườn đặt cọc mua sầu riêng non giá rất cao. Tuy nhiên, khi vào vụ, giá sầu riêng tại huyện Phong Điền đã giảm đáng kể và đang ở mức ổn định.
Thời điểm đầu vụ, giá sầu riêng được thương lái tự do mua tại vườn giá khoảng 120.000 đồng/kg sầu riêng Ri6, sầu riêng Monthong có giá khoảng 180.000 đồng/ kg. Hiện sầu riêng không còn sốt giá cao nhưng với mức giá dao động từ 70.000 -80.000 đồng/kg thì người trồng sầu riêng vẫn có lời.
Theo các nhà vườn, đầu vụ, các thương lái săn đón sầu riêng mỗi ngày, chính vì thế, giá tăng mạnh. Tuy nhiên, khi sầu riêng vào vụ xảy ra tình trạng thương lái “bỏ cọc”, “ép giá” nông dân hoặc cắt trái không đạt chất lượng.
Trước tình hình này, huyện Phong Điền đã chỉ đạo các xã, thị trấn, nắm chặt tình hình mua bán sầu riêng. Đối với doanh nghiệp đã đăng ký tại địa phương thì xúc tiến ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ và thực hiện đúng các nội dung đã ký với nông dân.
Khi sầu riêng vào vụ xảy ra tình trạng thương lái “bỏ cọc”, “ép giá” nông dân
Xây dựng chuỗi ngành hàng sầu riêng bền vững
Thời gian qua, Cần Thơ chưa tiếp nhận thông tin cảnh báo lô hàng sầu riêng nào bị trả vì kém chất lượng, sầu riêng non. Tuy nhiên, nhận định, đây là vấn đề hết sức quan ngại, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ – Nguyễn Tấn Nhơn đã có một số đề xuất kiến nghị xây dựng chuỗi ngành hàng sầu riêng bền vững.
Theo ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ, hiện nay, sau khi ngành chức năng cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng, cán bộ không thể quản lý 24/24 giờ. Trong khi đó, lúc giá sầu riêng tăng cao, nông dân cũng muốn bán và doanh nghiệp cũng muốn có hàng để xuất khẩu nên dễ xảy ra tình trạng bỏ qua chất lượng quả sầu riêng.
Ngoài ra, còn có tình trạng doanh nghiệp trà trộn sầu riêng giữa vùng trồng được cấp mã số với vùng trồng chưa cấp mã số nhằm đủ số lượng xuất khẩu để kiếm lời. Điều này cho thấy doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi nhuận trước mắt mà không tính toán đến lợi ích lâu dài. Vì thế, ngành nông nghiệp Cần Thơ rất quan tâm có được chuỗi ngành hàng sầu riêng được kiểm soát chặt chẽ.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần xem xét, nghiên cứu lại cách quản lý chất lượng quả sầu riêng, nếu không sớm muộn ngành hàng sầu riêng của Việt Nam sẽ bị loại khỏi “cuộc chơi”.
Quản lý sầu riêng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay chỉ dừng ở khâu cấp mã số vùng trồng nhưng nhiều khâu không có cán bộ giám sát, chỉ có nông dân với doanh nghiệp, cơ sở đóng gói; trong khi đó cơ quan nhà nước thỉnh thoảng đi thu mẫu, việc quản lý sầu riêng xuất khẩu không chặt chẽ.
Từ vấn đề này, ông Nhơn đề xuất phải có giải pháp giám sát toàn bộ các khâu trong chuỗi ngành hàng sầu riêng. Từ khâu thu hoạch đến khâu vận chuyển, từ nhà vườn đến cơ sơ đóng gói phải có cơ quan chức năng giám sát và khi sầu riêng được đưa lên container phải được ngành chức năng niêm kẹp chì, niêm phong trước khi xuất khẩu. Xây dựng chuỗi ngành hàng sầu riêng bền vững, dài lâu thì phải kiểm soát từng công đoạn (cấp mã vùng trồng, thu hoạch, đóng gói, vận chuyển) đảm bảo lô hàng sầu riêng “chính chủ”.
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cần Thơ Nguyễn Tấn Nhơn, để giám sát chuỗi ngành hàng sầu riêng thì phải đưa công nghệ vào quản lý ngày cắt, sản lượng, diện tích của từng vùng trồng. Khi sầu riêng được di chuyển từ nơi này đến nơi khác sẽ được giám sát, quản lý. Việc giám sát tốt các khâu thì khi xảy ra trường hợp lô hàng vi phạm bị cảnh cáo hàng kém chất lượng, địa phương sẽ phối hợp truy xuất đúng lô hàng, đúng đối tượng vi phạm để xử phạt, tránh xử phạt oan, sai đối tượng.
Cũng theo ông Nhơn, không nên để doanh nghiệp và nhà vườn tự thỏa thuận mua bán sầu riêng. Chỉ có doanh nghiệp mới biết quả sầu riêng nào tốt, đủ tuổi xuất khẩu, vườn nào có mã số vùng trồng. Điều này, dễ xảy ra tình trạng doanh nghiệp khi thiếu hàng có thể sẽ mua sầu riêng có mã số vùng trồng ở Cần Thơ trà trộn sầu riêng ở vùng trồng khác không đảm bảo chất lượng. Khi đó, nếu phía Trung Quốc phát hiện lô hàng vi phạm sẽ cảnh báo. Nếu truy ra xuất xứ thì sẽ là vùng trồng ở Cần Thơ và nhà vườn bị phạt oan. Điều đó sẽ ảnh hưởng lớn đến vùng trồng sầu riêng của Cần Thơ.
Khi doanh nghiệp đến kiểm tra chất lượng thu mua sầu riêng tại vườn trồng cần có cán bộ của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật giám sát (diện tích, sản lượng). Sau đó, ngành chức năng phải có phương án giám sát, theo dõi quản lý lô hàng xuyên suốt. Nếu doanh nghiệp vi phạm trong xuất khẩu sầu riêng phải có chế tài xử lý, chứ không chỉ dừng lại ở việc làm hồ sơ khắc phục hậu quả. Cần có cơ chế đủ sức răn đe xử lý các doanh nghiệp vi phạm lấy hàng sầu riêng không rõ nguồn gốc, sầu riêng kém chất lượng trà trộn vào hàng sầu riêng được cấp mã số để xuất khẩu
Nguồn: VTV.vn
Link nguồn
Nguồn: https://thongtincongthuong.vn/gia-sau-rieng-dot-ngot-giam/ |