Danh ngôn & cuộc sống, Quảng bá thương hiệu
Bất ngờ với 3 kiểu “lười đúng chỗ” khiến đời đời hưởng lạc
Bất ngờ với 3 kiểu “lười đúng chỗ” khiến đời đời hưởng lạc
Thực chất, Lười không có nghĩa là không động chân, động tay, không biết phân biệt sự vật… mà chính là thái độ sống phóng khoáng tự tại. Lười đúng chỗ cũng chính là một loại trí tuệ, một loại thanh đạm, một loại tu dưỡng.
Lười động tay: Giảm chỉ huy
Làm người thì nên lười một chút, hãy quản tốt việc của mình, chớ hoa chân múa tay chỉ huy việc người khác.
Người chỉ tay năm ngón là bị người ta ghét nhất. Mỗi người đều có vai diễn của riêng mình, không phải việc của mình thì chớ quản. Chúng ta tham gia quá nhiều thì trái lại sẽ khiến người ta bận tâm hơn, hoặc “chữa lợn lành thành lợn què”.
Cuộc sống là của mỗi người. Ai cũng phải có trách nhiệm và cần trải nghiệm với nó. Chúng ta không thể đẩy trách nhiệm cho người khác quyết định được. Nếu nó phù hợp thì bạn sẽ tung hô, cảm tạ người đó suốt đời, ngược lại, xảy ra sai lầm thì bạn quay sang oán trách, chỉ trích người cho bạn lời khuyên. Điều đó thật vô lý!
Đặc biệt, trong cuộc sống gia đình chớ nên hoa chân múa tay chỉ huy mọi thành viên. Ai cũng đều có những khoảng trời riêng, những sở thích và cá tính riêng, đừng bắt ép người khác phải theo ý mình.
Giữa người với người dù có thân thiết đến cỡ nào cũng phải có khoảng cách nhất định. Người với người đều là những cá thể lập thể, chỉ có cách nhau ra một chút thì mới không va chạm, mới không đau khổ.
Lười không phải việc xấu. Làm người lười một chút: giảm tính toán một chút, giảm bàn tán một chút, giảm chỉ huy một chút thì đó đều là việc nên làm. Lười là một loại trí tuệ, là một loại thanh đạm, cũng là một loại tu dưỡng. ‘Lười’ đúng chỗ thì cuộc đời ngan ngát hương hoa, lười một chút thì phúc khí nhiều thêm một phần.
Lười động miệng: Giảm bàn tán
Có câu “Họa từ miệng mà ra”. Vì quá rảnh rỗi, nhiều người hay đưa chuyện, kiếm chuyện làm quá gây ra những thị phi lớn, ảnh hưởng tới đời sống của nhiều người.
Làm người khôn ngoan, thay vì để cái miệng đi trước, hãy dùng bộ óc và đôi mắt để suy nghĩ kỹ càng và quan sát kỹ lưỡng. Nói chuyện là cả một nghệ thuật, người biết nói chuyện được coi là nghệ sĩ. Không phải tự dưng mà nhận xét như vậy.
Bởi trong Luận Ngữ có câu: “Thân tự dày và ít trách người thì tránh xa oán hận”.
Mọi cuộc vui, đàm đạo trên đời này phải có giới hạn. Khi bàn tán về người khác thì nên nghĩ rằng người khác cũng sẽ bàn tán về bạn.
Giảm những lời thị phi sau lưng thì sẽ tránh xa oán hận, giảm thiểu kẻ thù. Kẻ đối địch trong cuộc sống ít đi thì bạn bè sẽ nhiều lên, gặp việc gì cũng có thể nhận được sự giúp đỡ, phúc khí do đó mà tự nhiên sẽ đến.
Lười động não: Giảm tính toán
co nhan ran day
Đời người có nhiều phiền não, không gì ngoài việc nghĩ quá nhiều. Phiền não thường là tự mình tìm đến, giống như một cái cây ở hoang mạc, rất dễ thấy. Nếu đem cái cây đặt vào trong rừng rậm thì sẽ chẳng nhìn ra. Lòng dạ hẹp hòi thì phiền não tự nhiên sẽ lớn, tấm lòng rộng mở thì phiền não chẳng qua cũng là một chuyện cười mà thôi.
“Lười động não” để không suy nghĩ những điều vặt vãnh, tầm thường. Để chuyên tâm suy nghĩ những chuyện quan trọng, chân chính. Nếu lúc nào cũng nghĩ ngợi, không lựa bên hơn bên kém thì người ấy lúc nào cũng mệt mỏi, chán nản.
Những lúc ấy nên lười động não một chút, không nên việc gì cũng để trong lòng, không nên để cho mỗi lần gặp sự việc đều như gặp kẻ địch, hãy buông lỏng thư giãn tâm thái của mình. Cái gì căng quá thì mau đứt. Bạn hãy từ bỏ những suy nghĩ lặt vặt, cực đoan, thả lỏng và tận hưởng cuộc sống này.
Cuộc đời chẳng có mấy việc lớn, cần học cách giải tỏa áp lực cho chính mình.
Theo Hiểu Lam/Khoevadep