Giải trí, Thông tin, Tổ chức sự kiện
viên đá có hoa văn hình gấu trúc Lên hẳn TV vì nhặt được viên đá lạ, người đàn ông ‘vỡ òa’ khi nghe chuyên gia định giá: 500 tỷ VND
viên đá có hoa văn hình gấu trúc Lên hẳn TV vì nhặt được viên đá lạ, người đàn ông ‘vỡ òa’ khi nghe chuyên gia định giá: 500 tỷ VND
Nguyệt Phạm |
(Tổ Quốc) – Chỉ là một viên đá có hình thù kỳ lạ mà lại có giá cao tới vậy, nó có gì đặc biệt sao?
Mới đây, Đài phát thanh và Truyền hình Thanh Đảo đã đưa tin về một người đàn ông họ Lâm ở quận Thành Dương, thuộc thị Thanh Đảo (Sơn Đông, Trung Quốc) cách đây 12 năm đã nhặt được một viên đá có hoa văn hình gấu trúc vô cùng đặc biệt.
Ông Lâm rất thích sưu tầm đá nên thường ra biển tìm kiếm. Vào một ngày, ông ta vô tình tìm thấy một hòn đá có kích thước to bằng cả bàn tay. Đường vân trên đá rất rõ ràng, màu sắc vô cùng đặc biệt nên anh ta đã mang nó về nhà.
Sau khi mang về nhà và rửa lại bằng nước, người đàn ông bắt đầu quan sát kỹ hoa văn của viên đá. Anh ta phát hiện ra ở bên trên viên đá có hình ảnh của con gấu trúc. Vì vậy, anh lập tức kết luận rằng viên đá này rất hiếm có.
Hoa văn trên viên đá có hình gấu trúc rất rõ ràng. (Ảnh: Sohu)
Nào ngờ sự việc người đàn ông nhặt được viên đá “gấu trúc” lại lan truyền khắp cả làng trên xóm dưới. Có người chuyên sưu tầm đá quý còn tới tận nơi ra giá 700.000 NDT (hơn 2 tỷ VND) để mua viên đá. Tuy nhiên, người đàn ông vẫn không đồng ý bán.
Thay vào đó, anh ta quyết định mang viên đá đến Hiệp hội Đá quý Trung Quốc để thẩm định. Chuyên gia cho biết, viên đá này có tên là “Bích huyền nham” (hay còn gọi là đá Basanit). Ước tính giá trị của viên đá không dưới 150 triệu NDT (hơn 500 tỷ VND). Mặc dù giá trị của viên đá gấu trúc rất cao nhưng ông Lâm quyết định không bán mà mong muốn thông qua đài truyền hình chia sẻ hình ảnh của nó tới công chúng.
Bích huyền nham hay còn gọi là basanit là một loại đá núi lửa thành phần mafic có kiến trúc ẩn tinh đến ban tinh; thực chất là bazan chưa bão hòa silica.
Theo các chuyên gia thẩm định, viên đá này ước tính giá trị lên tới hơn 500 tỷ VND. (Ảnh: Sohu)
Về hóa học, đá basanit chứa hàm lượng silica thấp (42 đến 45% SiO2) và chất kiềm cao (3 đến 5,5% Na2O và K2O) so với bazan, điều này có thể nhận biết qua việc sử dụng sơ đồ phân loại TAS. Nephelinit chưa phong phú hơn về Na2O K2O so với SiO2.
Basanit hiện diện trên các lục địa và trên các đảo đại dương. Ví dụ, cùng với bazan, chúng được sản xuất bởi núi lửa điểm nóng ở Hawaii và các đảo Comoros. Tên của loại đá này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “Basanos” cũng có nghĩa là đá thử vàng (đá chạm), được sử dụng để kiểm nghiệm kim loại quý hợp kim.
Đá chạm được sử dụng trong thời kỳ Harappah của nền Văn minh Thung lũng Indus vào năm 2600–1900 trước Công nguyên để kiểm tra độ tinh khiết của kim loại mềm. Nó cũng được sử dụng ở Hy Lạp cổ đại.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/len-han-tv-vi-nhat-duoc-vien-da-la-nguoi-dan-ong-vo-oa-khi-nghe-chuyen-gia-dinh-gia-500-ty-vnd-82021218124947198.htm |