Bí quyết thành công, Quảng bá thương hiệu, Thông tin
7 thói quen “ăn vào máu” khiến bạn ngày càng nghèo, bỏ sớm mới mong có của ăn của để sau tuổi tứ tuần!
7 thói quen “ăn vào máu” khiến bạn ngày càng nghèo, bỏ sớm mới mong có của ăn của để sau tuổi tứ tuần!
Thuý Phương |
(Tổ Quốc) – Tuổi 40 là cột mốc quan trọng trong đời người. Tình hình tài chính của bạn vào lúc này có thể sẽ quyết định nửa phần đời còn lại. Các chuyên gia mách bạn 7 thói quen xấu có thể khiến bạn trở nên nghèo nàn, cần thay đổi sớm.
- Từ một vùng đất cằn cỗi, vì sao Qatar – nước chủ nhà World Cup 2022 trở thành…
- Hải Dương có một món cua đặc biệt khi ở nước ngoài chỉ dành cho giới nhà giàu…
- Vẻ đẹp hiện đại của Qatar – đất nước giàu có bậc nhất hành tinh đăng cai World…
Nếu bạn tiến bộ mỗi ngày 1% thì sau một năm, bạn sẽ tiến bộ gấp 37 lần, nếu mỗi ngày bạn thụt lùi 1% thì sau một năm, bạn sẽ yếu dần về 0. Một thay đổi nhỏ và một thói quen tốt của bạn sẽ đem tới tác dụng lãi kép, giống như một quả cầu tuyết, càng lăn càng lớn.
Cho dù ban đầu có cùng xuất phát điểm, cùng trình độ học vấn, nhưng người nào biết phấn đấu vươn lên thì con đường sẽ ngày càng thênh thang. Ngược lại, người nào không tập trung phát triển, chỉ biết tận hưởng thành quả hiện tại mà bỏ quên tương lai thì con đường sẽ ngày càng hẹp lại.
Về lâu dài, khoảng cách giàu nghèo giữa người với người sẽ được tích lũy từng chút trong hàng chục năm, càng lâu thì khoảng cách chênh lệch càng rõ. Vì vậy, đừng bỏ qua tác dụng kép của những thói quen tốt, đặc biệt là khi bạn đang dần bước đến giai đoạn tứ tuần.
Nếu nghèo trước 40 tuổi, có thể đổ lỗi cho xuất thân của mình, nhưng nếu sau 40 tuổi vẫn còn nghèo thì chắc là do sai lầm của bản thân.
Nếu nghèo trước 40 tuổi, có thể đổ lỗi cho xuất thân của mình, nhưng nếu sau 40 tuổi vẫn còn nghèo thì chắc là do sai lầm của bản thân. Nếu bạn vẫn còn đang giữ 7 thói quen sau đây, bảo sao sức khỏe tài chính mãi không đi lên.
Thói quen 1: Mua quá nhiều quần áo hào nhoáng
Thời trang nhanh với đặc trưng giá rẻ, chất liệu không bền là cái bẫy khiến con người trở nên nghèo nàn. Sự ham muốn thôi thúc họ mua một loạt quần áo “chỉ mặc một vài lần”, và thậm chí không có cơ hội để mặc.
Trên thực tế, trong tủ quần áo, bạn chỉ cần một vài bộ đồ thiết thực và tươm tất, điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian ăn mặc mà còn tiết kiệm được những khoản chi tiêu không cần thiết.
Những người giàu có như Zuckerberg và Jobs thường mặc quần áo đơn giản. Họ có thể không cần nhiều quần áo trong tủ, chỉ đảm bảo chúng đủ mặc mỗi ngày. Đối với họ, triết lý ăn mặc càng đơn giản càng tốt. Đôi khi, chỉ cần áo phông, áo sơ mi với những gam màu cơ bản, quần âu thẳng thớm trong tủ quần áo. Bạn vốn không cần chi tiêu quá nhiều để tỏ ra hào nhoáng mà chỉ cần giữ mình sạch sẽ, chỉn chu và lịch sự cũng đủ gây ấn tượng tốt đối với người khác.
Thói quen 2: Tham gia quá nhiều cuộc hội họp và tiệc tùng
Trong xã hội ngày nay, các mối quan hệ đóng vai trò quan trọng trên chặng đường thành công. Tuy nhiên, việc giao tiếp xã hội vô nghĩa lại là một sự lãng phí tiền bạc và thời gian, đặc biệt là những bữa tiệc theo quy định về trang phục. Đối với chủ đề về quy tắc ăn mặc, thật lãng phí tiền bạc và thời gian khi phải mất công mua những bộ trang phục “chỉ mặc một lần”, hiếm khi có thể ứng dụng vào những bữa tiệc khác.
Thay vì dành quá nhiều thời gian tham gia những buổi tiệc xã giao vô nghĩa, các cuộc tụ họp chỉ để ăn chơi và tiệc tùng, lấy được những mối quan hệ mơ hồ mà họ còn chẳng thèm nhớ tên, tốt hơn là bạn nên đọc một cuốn sách ở nhà, dùng thời gian đó cho bản thân.
Thói quen 3: Thói quen nhỏ gây nghiện
Sự say mê với một tài sản nhỏ đôi khi là khởi đầu của một bất hạnh lớn. Nhiều người nghiện đồ ngọt, thuốc lá, rượu bia, có sở thích sưu tầm những thứ lặt vặt, các món đồ chơi nhỏ bé… Những sở thích này tưởng chừng vô hại nhưng theo thời gian, chúng lại có thể đem tới gánh nặng rất lớn cho tài chính.
Nếu mỗi ngày bạn dành ra 30 ngàn – 50 ngàn đồng cho một cốc trà sữa hoặc cà phê, mỗi năm bạn có mất tổng cộng hơn 10 triệu – 18 triệu đồng. Mỗi khoản chi phí nhỏ lẻ đều có thể trở thành một gánh nặng khổng lồ nếu cứ tích lũy dần dần mỗi ngày.
Bạn có thể thỉnh thoảng làm điều đó, nhưng đừng biến nó thành thói quen.
Thói quen 4: Thích mua đồ giảm giá
Ngày nay, để kích thích tiêu dùng, các doanh nghiệp đưa ra rất nhiều các dạng giảm giá, ưu đãi mua 3 tặng 1, các voucher giảm giá x% nếu chi tiêu quá XXX ngàn đồng… Điều này thôi thúc nhiều người “lao vào” mua sắm cho đạt đủ điều kiện rồi hưởng ưu đãi. Với tâm lý như vậy, họ thường vung tay quá trán, mua quá nhiều thứ không thực sự cần thiết.
Hãy mua sắm theo đúng nhu cầu, đừng để các phiếu giảm giá đưa chúng ta vào tâm lý FOMO sợ bị bỏ lỡ.
Thói quen 5: Nghiện những trò may rủi
Các chuyên gia chỉ ra rằng những người nghiện trò may rủi thường là những người nghèo khó, không kiểm soát được hướng đi của cuộc đời mình vì họ tin rằng một ngày nào đó sự giàu có sẽ đến với họ giống như trúng số.
Ngược lại, những người giàu hoàn toàn hiểu rằng, những trò may rủi không phải là một chiến lược làm giàu lâu dài. Họ tin rằng chỉ bằng cách làm việc chăm chỉ mới có thể thành công. Bạn càng tin vào may mắn, bạn càng bỏ qua tầm quan trọng của sự chăm chỉ. Thói quen này chắc chắn sẽ khiến cuộc sống của bạn “thắng nhỏ thua lớn”.
Thói quen 6: Thích mua những thứ rẻ tiền, không ổn định
Bạn thường mua quá nhiều thứ không cần thiết vì đặc biệt, khuyến mãi, ham rẻ. Một số thứ thậm chí để không, chẳng sử dụng tới, khiến không gian nhà càng ngày chật chội vì những món đồ không cần thiết.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên có thói quen lập “danh sách mua sắm” và liệt kê thứ tự ưu tiên của những lần mua hàng để tránh cho mình những hành vi mua hàng vô tội vạ.
Thói quen 7: Thường tiêu nhiều hơn khả năng chi trả
Mua xe, bảo dưỡng xe, vay tín chấp…, khi không có của cải, chi tiêu vượt quá khả năng của bản thân sẽ chỉ dẫn đến cái vòng nghèo đói luẩn quẩn sau này.
Hãy suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện một giao dịch mua hàng hấp dẫn. Những gì bạn mua có thể trở thành “gánh nặng” cho cuộc sống nếu nó chỉ làm tăng chi phí trong tương lai.
Nếu bạn không có khả năng kiếm tiền giỏi, bạn phải biết cách tránh lãng phí. Đầu tiên bạn phải hình thành thói quen tiêu dùng đúng đắn, sau đó bạn có thể nhanh chóng giúp mình tích lũy được tiền, tạo ra lãi kép, từ đó nắm được chìa khóa dẫn đến cánh cửa giàu có.
Trên con đường quản lý tài chính, bạn phải tiến lên. “Tạo lãi kép, trì hoãn hưởng thụ” chính là những tiêu chí hàng đầu để tích lũy của ăn của để cho nửa đời còn lại.
*Theo: Aboluowang
Nguồn: https://ttvn.toquoc.vn/7-thoi-quen-an-vao-mau-khien-ban-ngay-cang-ngheo-bo-som-moi-mong-co-cua-an-cua-de-sau-tuoi-tu-tuan-20221117210426553.htm |