Bí quyết thành công, Quảng bá thương hiệu, Thông tin
Tại sao bạn ‘phóng tay’ hoặc bủn xỉn
Tại sao bạn ‘phóng tay’ hoặc bủn xỉn
Vào nhà hàng sang trọng, bạn thưởng người phục vụ vài trăm nghìn không mảy may suy tính, nhưng ra chợ phải lấy lại vài nghìn thừa từ bà bán rau.
Các hành vi này thường bị gán vào yếu tố “tính cách” nhưng thực ra đó là những hiện tượng tâm lý thông thường của hầu hết mọi người.
1. Chúng ta không nhận thấy khác biệt khi tổng số tiền lớn
Khi ăn tối tại một nhà hàng, phục vụ mang đến cho bạn hóa đơn 2,3 triệu đồng và bạn đưa họ 2,5 triệu, không cần lấy lại tiền thừa. Bạn có thể nghĩ số tiền này tương đối nhỏ so với tổng hóa đơn bữa tối cao hơn cả chục lần.
Nhưng khi bạn mua hai kg khoai tây của bác nông dân với tổng tiền là 24.000 đồng. Bạn đưa 30.000 đồng và chắc chắn sẽ lấy lại 6.000 đồng, bởi vì số tiền này đáng giá đến nửa kg khoai.
Ted Menman, người đứng đầu nghiên cứu 2.600 người ở Mỹ cho thấy hơn 20% số người trong nghiên cứu đã để lại tiền tip trong nhà hàng, đồng thời không ai quên nhận lại tiền lẻ thừa khi mua hàng ở chợ.
2. Chúng ta ngầm bị tác động
Trở thành một nhà tiếp thị giỏi không đơn giản vì phải trên tâm lý con người. Có nhiều thủ thuật khiến bạn bán được hàng. Ví như ban đầu người bán sẽ mang đến một cái gì đó miễn phí để kích động sự “có đi có lại” và sau đó cho bạn thấy các giá trị mà sản phẩm mang tới.
3. Chúng ta sợ bị người khác nghĩ xấu
Trong các nhà hàng và quán cà phê đắt tiền, nhân viên phục vụ thường không mang trả tiền thừa nếu bạn không yêu cầu và mọi người thường hào phóng cho qua. Theo tiềm thức, chúng ta bắt đầu nghĩ “sẽ không đúng nếu hành động khác số đông” và sẽ không lấy lại tiền thừa nữa. Hiệu ứng đám đông có thể giải thích trong trường hợp này.
4. Cảm thấy dễ chịu với môi trường xung quanh đắt tiền
Điều gì làm nên sự sang trọng của một shop thời trang, nhà hàng, đại lý xe hơi? Đó chính là môi trường xung quanh. Chủ các shop này trang trí phòng sáng loáng, đồ nội thất đắt tiền không chỉ để khách đến chi thêm tiền mà còn để đắm mình trong bầu không khí sang trọng. Ở những nơi thế này thật dễ dàng quên đi việc đếm từng xu.
5. Muốn gây ấn tượng với người xung quanh
Tiến sĩ Krznaric, giảng viên tại The School of Life, Anh cho biết con người có xu hướng muốn gây ấn tượng với người xung quanh – đây là bản chất của con người. Vì vậy, trả nhiều tiền hơn thực tế có thể là một cách muốn gây ấn tượng.
Nhưng triết gia thế kỷ thứ 18 Jean-Jacques Rousseau đã cảnh báo “đánh giá bản thân mình qua con mắt của người khác là đầy nguy hiểm”.
6. Chúng ta thích sự phục vụ
Nếu bạn thực sự thích một cái gì đó, rất có thể bạn sẵn sàng trả nhiều hơn một chút cho nó. Có khá nhiều nơi trên thế giới biện minh cho giá đắt đỏ của mình. Khi làm việc với những người lịch sự, thức ăn ngon và dịch vụ nhanh chóng, tại sao không cảm ơn họ bằng cách trả thêm một vài đồng? Tâm lý số đông là vậy.
Bảo Nhiên (Theo Brightside)
Theo Vnexpress.net