Thu thập chiếc hũ đầy bùn đất từ người dân, chuyên gia ‘đứng tim’ khi mở nắp: 20 cân vàng ròng bên trong!

Thu thập chiếc hũ đầy bùn đất từ người dân, chuyên gia ‘đứng tim’ khi mở nắp: 20 cân vàng ròng bên trong!

Diệu Thúy |

(Tổ Quốc) – Ngoài số vàng khổng lồ bên trong, chiếc hũ rượu này còn sở hữu giá trị lớn khủng khiếp về mặt lịch sử.

Bí mật trong chiếc hũ bùn đất

Ở đất nước có chiều dài lịch sử hàng nghìn năm với diện tích rộng lớn như Trung Quốc, có vô vàn những bảo vật và văn vật quý giá được khai quật và trưng bày ở các bảo tàng trải khắp các tỉnh thành phố. Trong số đó, nơi chứa nhiều các di vật văn hóa quý giá nhất chắc chắn phải là Bảo tàng Cố Cung, Bảo tàng Thượng Hải và Bảo tàng Nam Kinh.

Bảo tàng Nam Kinh với diện tích 70.000 mét vuông cùng nhiều tầng hầm là nơi lưu giữ hàng trăm ngàn món cổ vật, tranh cổ quý giá. Ảnh: Internet

Theo lời kể lại của nhân viên Bảo tàng Nam Kinh, nơi đây có một di vật kỳ lạ từng được một người nông dân tình cờ phát hiện khi đi làm đồng – đó là một hũ rượu cổ.

Ban đầu người nông dân tưởng rằng đây là một cái nồi cổ đầy bùn đất bên trong nên đã quyết định giao nộp cho Cục di tích văn hóa địa phương với hi vọng nhận được chút tiền thưởng.

Một số ít vàng còn nguyên vẹn bên trong hũ rượu thời Chiến Quốc. Hình ảnh: Baijiahao

Sau đó người nông dân hí hửng ra về với phần thưởng 20.000 NDT (tương đương với gần 80 triệu đồng) mà không hề biết rằng đó là một cái hũ rượu trị giá gấp mấy chục lần số tiền thưởng ông nhận được.

Trong quá trình kiểm định và nghiên cứu cổ vật, các chuyên gia vô cùng bất ngờ bởi bên trong hũ còn chứa đến 20 cân vàng ròng và niên đại của di vật này là từ thời Chiến Quốc, tức khoảng thế kỷ thứ 5 TCN. 

Đây cũng không chỉ đơn giản là cái hũ của thường dân mà là hũ rượu làm bằng đồng có mặt cắt hình quả lê, dành riêng cho vương tôn quý tộc thời bấy giờ.

Tuy nhiên, các chuyên gia suy đoán số vàng này đã được nhét vào đây khoảng hơn 2000 năm và phần lớn đã bị móp hoặc biến dạng. Thế nhưng nó vẫn là một tài liệu quý giá để nghiên cứu về nghề thủ công thời kỳ đồ đồng Trung Quốc cổ đại đặc biệt là thời kỳ Chiến Quốc loạn lạc.

Sự kiện lịch sử trên hũ rượu

Không chỉ đơn giản là một bảo vật cổ đại, các chuyên gia còn phát hiện trên bề mặt của hũ rượu có khắc 29 chữ. Mà 29 chữ này lại có giá trị lịch sử cực kỳ cao. Bởi nó ẩn chứa một sự kiện lịch sử mà chưa từng được tiết lộ về thời kỳ loạn lạc bậc nhất lịch sử Trung Hoa.

Cận cảnh hũ rượu thời Chiến Quốc hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Nam Kinh. Hình ảnh: Baijiahao

Chiếc hũ rượu này đã ghi lại một sự kiện lịch sử thời Chiến Quốc: Sau khi vua nước Yên nhường lại ngôi vị, nội bộ nước Yên lục đục vô cùng hỗn loạn và nước Tề đã tận dụng cơ hội này mà tấn công nước Yên vô cùng dễ dàng.

Không đánh đã thắng, kinh thành “vườn không nhà trống” không có phòng ngự. Điều đáng nói là sự kiện lịch sử này không hề được sử sách nhắc đến, cho đến khi cái “hũ rượu” này được tìm thấy và tiến hành nghiên cứu. Thế nên quả thật không ngoa nếu nói rằng cái hũ rượu này chính là “một cuốn sách lịch sử” thời Chiến Quốc.

Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/thu-thap-chiec-hu-day-bun-dat-tu-nguoi-dan-chuyen-gia-dung-tim-khi-mo-nap-20-can-vang-rong-ben-trong-82021219113331366.htm