Làm con của một gia đình giàu có suốt 19 năm, đây là những gì mà chàng này này rút ra được

Làm con của một gia đình giàu có suốt 19 năm, đây là những gì mà chàng này này rút ra được

Trở thành con của một trong những tỷ phú đứng top 1% người giàu nhất trên thế giới, chàng trai sinh ra từ vạch đích này muốn chia sẻ điều gì, phải chăng lại là rất nhiều câu chuyện về tiền bạc hay cuộc sống nhung lụa?

Mika Yeap hiện là biên tập viên cho một công ty truyền thông của Đức, anh được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Malaysia. Mới đây chàng trai đã chia sẻ với cộng đồng mạng ba điều mà anh học được sau suốt 19 năm làm con nhà giàu.

1. Tiền có thể mua được hạnh phúc

Tôi rất ghét thời tiết nóng bức, tôi thích nhiệt độ quanh năm dao động trong khoảng từ -20 độ C đến 10 độ C. Nói chung tôi chỉ cảm thấy cuộc sống hạnh phúc khi tôi đủ ấm áp và nếu thời tiết quá nóng bức, tôi sẽ không thể tập trung làm việc.

Lần đầu tiên tôi thực sự hạnh phúc là khi tôi trải qua một mùa đông Canada. Tôi đã đi học Đại học ở Edmonton, Alberta và mặc dù tôi chỉ ở đó được chín tháng, nhưng đủ thời gian để trải nghiệm thời tiết thay đổi từ 20 độ C xuống -40 độ C. Trong vài tháng đầu sau khi nó giảm xuống dưới -10 độ C, tôi cảm thấy mình sẽ chết cóng mỗi khi ra ngoài. Cuối cùng như một kỳ tích, tôi đã có thể định kỳ chạy bộ lúc 6 giờ sáng dưới thời tiết -25 độ C chỉ với một chiếc áo khoác mỏng mùa hè.

Tiền có thể mua được hạnh phúc?

Sự thoải mái bắt đầu dần đến trong thời tiết lạnh giá và ngay lập tức làm cho tôi hạnh phúc, bình tĩnh hơn, điều đó khiến tôi hình thành những mối quan hệ có giá trị nhất. Nhưng vấn đề là tôi sẽ không thể trải nghiệm Canada và tạo ra tất cả những kết nối vô giá này cũng như thực sự sống trong hòa bình lần đầu tiên nếu không có tiền. Bởi vì bạn biết đấy, du học thực sự tốn kém đặc biệt là du học ở Bắc Mỹ, trong khi đồng tiền quê hương lại có giá trị thấp như đồng ringgit của Malaysia có lẽ là cơ hội chỉ dành cho 2% dân số.

Và Canada chỉ là một trong nhiều ví dụ về cuộc mua bán tạo ra niềm vui đích thực cho tôi. Chiếc máy tính Mac, thật xa xỉ khi tôi mua nó, nhưng đó lại là lý do để tôi bắt đầu tạo ra nội dung số, mở đường cho sự nghiệp xây dựng thương hiệu và ngành marketing mà tôi theo đuổi. Việc học ở một trường tư thục danh giá đã tạo động lực cho tôi quyết định đầu tư mạnh vào viết lách, đó cũng chính là lý do tôi có được công việc biên tập viên tại một công ty truyền thông ở Đức.

Thông điệp của câu chuyện: Tiền có thể mua được hạnh phúc nếu bạn biết bạn đang làm gì, bất cứ ai nói ngược lại chỉ là họ không có đủ tiền.

2. Mọi người đều có cùng một vấn đề

Mặc dù vậy, người giàu có thường gặp những vấn đề tồi tệ hơn. Thực tế của vấn đề là thế này: Tiền làm cho phần lớn mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, điều này khuyến khích mọi người hưởng thụ thay vì cố gắng phấn đấu, nỗ lực, sự hưởng thụ tạo ra nhiều vấn đề nội bộ rất khó khắc phục theo thời gian. Nói cách khác, sẽ dễ bị sinh hư nếu bạn giàu có và được chiều chuộng, đó là con đường dẫn đến thất bại ngoài đời thực.

Bố tôi là ví dụ hoàn hảo, một người đàn ông nằm trong top 1% những người giàu có nhất thế giới, đáng ra phải có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng khi tôi so sánh ông ấy với những người bạn hai mươi tuổi đang chật vật với công việc để nhận mức lương tối thiểu và không biết phải làm gì với cuộc sống của họ, bạn đoán xem ai sẽ hạnh phúc hơn? Sự giàu có là nguồn gốc của nhiều vấn đề nhưng trước hết là vì trách nhiệm gắn liền với nó. Người giàu thường dành nhiều thời gian nghĩ về tiền bạc hơn người bình thường, bởi vì đó là lý do họ giàu. Tuy nhiên nếu không thể phân định rạch ròi giữa giàu có và những thứ khác mà bạn quan tâm thì sự giàu có có thể hủy hoại cuộc sống của bạn.

Vốn dĩ làm giàu không dễ nhưng nó dễ hơn việc thay đổi bản thân bạn.

Vấn đề ở chỗ mọi người luôn muốn kiếm nhiều tiền hơn nữa, nói cách khác ai cũng đều biết rằng không có đủ tiền mua thức ăn quả thật là điều đáng sợ, nhưng thực tế rất ít người tin rằng bị mắc kẹt trong một cuộc rượt đuổi để kiếm tiền và phải sống cuộc đời mình không mong muốn là khốn khổ. Phần lớn chúng ta đều nhận thức quá sai lệch về sự giàu đến mức không nhận ra mặt trái của nó.

Tôi đã học được rằng mọi người đều có cùng một vấn đề và cách để tiếp cận thế giới mới là điều quan trọng nhất. Bạn có thể đối mặt với sự thất vọng? Làm thế nào để bạn khái niệm hóa thời gian? Giá trị cốt lõi của bạn là gì và làm thế nào để bạn duy trì chúng? Bạn “tiêu xài” thời gian như thế nào và tại sao? Tất cả những điều này quan trọng hơn sự giàu có của bạn. Vốn dĩ làm giàu không dễ nhưng nó dễ hơn việc thay đổi bản thân bạn.

3. Mối quan hệ đáng quý hơn vật chất

Các mối quan hệ luôn mở ra cơ hội, vốn dĩ bạn không cần phải có cơ hội mà bạn chỉ cần quen biết người mang tới cơ hội. Lớn lên xung quanh những người có ảnh hưởng và biết cách sử dụng nó là một trong những trải nghiệm quý giá nhất tôi từng có. Điều này dạy tôi phải tháo vát huy động nguồn lực không chỉ về vật chất mà còn cả sự kết nối trong các mối quan hệ.

Ví dụ, lý do chính khiến tôi có công việc đầu tiên là biên tập viên cho một công ty truyền thông có trụ sở tại Munich, Đức khi không có kinh nghiệm làm việc hoặc bằng đại học là vì tôi đã sử dụng kết nối của mình với một số người trong công ty. Tôi biết rằng trình độ của tôi còn hạn chế nên để có được công việc này, tôi đã phải xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều người chủ chốt và nhân viên của công ty. Nói cách khác, tôi có khả năng được tuyển dụng vì tôi là một người bạn chứ không hẳn là vì đủ tiêu chuẩn.

Mối quan hệ đáng quý hơn vật chất.

Tất nhiên, tôi đã trang bị tốt để thực hiện công việc, sau đó tôi chứng minh rất nhanh khả năng của bản thân khi được nhận nhưng vấn đề là các thông tin ban đầu của tôi sẽ khiến nhiều nhà tuyển dụng quay lưng lại trước khi cho tôi cơ hội. Bạn không cần phải thực sự giàu có mới có thể tận dụng lợi thế này, ở mọi lúc mọi nơi bạn đều có thể kết nối và xây dựng các mối quan hệ giữa người với người.

Mặt khác sự đa dạng là tài sản lớn nhất của người giàu, điều quan trọng nhất khi bạn trở nên giàu có không phải là trứng cá muối, xe hơi hay đồng hồ đắt tiền mà đó là những trải nghiệm đa dạng. Khi còn nhỏ, chị gái tôi và tôi phải đi du lịch tới Úc và New Zealand mỗi năm một lần, bước vào nhiều nền văn hóa khác nhau là một trong những lý do khiến chúng tôi trở nên chu đáo, tỉnh táo và tò mò. Tại sao điều này lại quan trọng đến vậy? Bởi vì đến cuối cùng, đó là một sự thông thái giúp bạn trở nên giàu có lâu dài.

Bởi vì duy trì sự giàu có thực sự khá khó khăn, bạn cần tự ý thức và nhận ra giá trị của tiền bạc trong cuộc sống, thứ khiến bạn tiếp tục phát triển nó để sống hạnh phúc. Tuy nhiên một tư duy giàu có bền vững như vậy luôn bắt nguồn từ trí tuệ, sự thông thái của việc tích luỹ kiến ​​thức. Đó là lý do tại sao tôi học được rằng điều quan trọng nhất chẳng phải thứ bạn sở hữu mà chính là người bạn quen. Ý tôi là, một bác sĩ giàu, có lẽ biết rất nhiều các bác sĩ khác. Nhưng anh ta có biết nông dân không? Anh ấy có biết ngư dân không? Anh ấy có biết em bé nghèo khổ không? Anh ấy có biết người bán hàng rong không? Sự đa dạng về kiến ​​thức là động lực để liên tục mở rộng một số đặc điểm tích cực nhất mà bạn có thể sở hữu.

Bài học quý giá nhất của tôi sau 19 năm sống trong của cải, nhung lụa là gì? Tiền không nên đặt lên trên tất cả mọi thứ bởi cuộc sống ngoài kia thực sự còn nhiều vấn đề và tiền bạc không phải là một trong số đó.

THEO TTVN.VN

Trả lời