Kiến thức & tiêu dùng, Sức khỏe, Thông tin
Hay tỉnh giấc giữa đêm, 3-4h sáng mà không thể ngủ lại: Đi khám 4 bệnh này càng sớm càng tốt
Hay tỉnh giấc giữa đêm, 3-4h sáng mà không thể ngủ lại: Đi khám 4 bệnh này càng sớm càng tốt
Phương Thuý |
(Tổ Quốc) – Giấc ngủ là một phần đặc biệt quan trọng. Một phần ba thời gian của cuộc đời được dành để ngủ, và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và trạng thái tinh thần của chúng ta.
Khi chúng ta đi ngủ vào ban đêm, các cơ quan và mô của cơ thể sẽ tiến vào giai đoạn tự chữa lành và phục hồi. Nếu liên tục thức khuya sẽ trực tiếp dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan, mô trong cơ thể và sinh ra hàng loạt bệnh tật.
Chất lượng giấc ngủ kém và thiếu ngủ có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực, chẳng hạn như tăng huyết áp, tăng nguy cơ bị đột quỵ, mắc các bệnh liên quan tới tim mạch… Đồng thời, giấc ngủ cũng dẫn tới các tác động tiêu cực cho tâm lý như tăng tính cáu kỉnh hoặc phát triển chứng lo âu hoặc trầm cảm.
Trong cuộc sống, nhiều người thường thức giấc đột ngột vào lúc 3 hoặc 4 giờ sáng, sau đó không thể quay vào giấc ngủ được. Về lâu dài sẽ dẫn đến tinh thần sa sút, sắc mặt hốc hác, không chỉ hành hạ thể xác mà còn cả tinh thần.
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này? Rất có thể là do bệnh lý gây ra, chỉ cần tìm ra nguyên nhân cụ thể và giải quyết các triệu chứng mất ngủ.
Chuyên gia gợi ý rằng, nếu bạn hay tỉnh giấc giữa đêm, nên đi khám 4 bệnh sau đây càng sớm càng tốt:
- Bệnh tiểu đường
Khi bị bệnh tiểu đường, nhiều người hay tự nhiên thức giấc vào lúc ba đến bốn giờ sáng. Hiện tượng này xảy ra bởi vì gần sáng, glucocorticoid trong cơ thể sẽ phản ứng với insulin, mặc dù cơ thể sẽ tiết ra rất nhiều insulin nhưng nó luôn ở mức thấp nhất.
Những người mắc bệnh tiểu đường thường bị rối loạn đường huyết vào buổi sáng sớm, ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Ảnh: Sohu
Mức insulin thấp nhất sẽ trực tiếp dẫn đến tăng huyết áp, các triệu chứng rõ ràng của tăng huyết áp, đồng thời gây sụt cân nhanh chóng cho bệnh nhân. Trong trường hợp này, huyết áp không ổn định có thể khiến thần kinh căng thẳng và kích thích vỏ não, đánh thức bạn khỏi giấc ngủ.
Do đó, nếu thấy những triệu chứng này thường xuyên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra lượng đường trong máu.
- Suy nhược tinh thần
Do căng thẳng quá mức trong thời gian dài, bệnh nhân bị suy nhược thần kinh hoặc trầm cảm sẽ tự nhiên thức dậy vào lúc 3-4 giờ sáng, kích thích trực tiếp trên vỏ não dẫn đến rối loạn giấc ngủ, khó ngủ lại.
Lúc này, hãy chú ý đến tình trạng sức khỏe tinh thần của bạn nhiều hơn. Chú ý duy trì một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ thích hợp, làm việc với cường độ vừa phải, tránh gây áp lực quá lớn lên thần kinh. Nếu tình trạng bị mất ngủ vẫn tiếp diễn thường xuyên, gây ảnh hưởng cho cả thể chất và tinh thần, tốt nhất bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
- Rối loạn giấc ngủ
Đối với những người bị rối loạn giấc ngủ, họ khó đi vào giấc ngủ, hoặc có xu hướng dễ dàng thức dậy giữa chừng. Căn bệnh này tuy không gây hại cho cơ thể trong thời gian ngắn nhưng về lâu dài sẽ gây ra tình trạng ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém, sinh ra hàng loạt các biểu hiện bất thường.
- Cung cấp máu không đủ
Các cơ quan trong cơ thể chúng ta bắt đầu giải độc từ 3:00 ~ 5:00 buổi sáng. Nếu bạn thường xuyên thức giấc trong thời gian này đồng nghĩa với việc lượng máu cung cấp cho hệ thống tim phổi… không đủ dẫn đến máu lưu thông kém, đây cũng là một cảnh báo của cơ thể.
Làm thế nào để những tình huống này có thể được giảm bớt?
Học cách tự điều chỉnh thói quen
Bạn có thể uống một ly sữa trước khi đi ngủ. Sữa rất giàu protein, có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, sữa có thể làm dịu thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Đồng thời, nên cố gắng hạn chế sử dụng điện thoại, xem ti vi, máy tính hoặc các thiết bị có ánh sáng xanh bất kỳ trước khi đi ngủ. Các thiết bị này đều có thể dẫn đến kích thích thần kinh thị giác và trực tiếp kích thích vỏ não duy trì hoạt động, khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút.
Nên thư giãn nhẹ nhàng trước khi đi ngủ, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, có thể kích thích tới mắt và não. Ảnh: Sohu
Chải tóc bằng lược trước khi đi ngủ
Trên đầu của chúng ta có rất nhiều huyệt đạo. Việc chải tóc bằng lược có tác dụng mát xa nhẹ nhàng, kích thích các huyệt đạo, thúc đẩy tuần hoàn não, giảm mệt mỏi cho não.
Trong cuộc sống, nhiều người hoạt động trí não quá mức, khiến não bộ bị mệt mỏi, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém. Nếu bạn muốn cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình, việc chải tóc chỉ tốn thời gian chưa đến vài phút nhưng khá đơn giản và hiệu quả.
Ngâm chân trước khi ngủ
Bạn có thể thử ngâm chân trước khi đi ngủ để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Vì lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo, thường xuyên ngâm chân bằng nước nóng có thể kích thích trực tiếp các huyệt đạo của bàn chân, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu của cơ thể.
Bạn có thể kiểm soát nhiệt độ nước trong khoảng 30 ~ 40℃. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều không tốt cho sức khỏe, thời gian ngâm chân trong khoảng nửa tiếng. Xoa bóp chân sau khi ngâm sẽ giúp thư giãn và chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
*Theo Sohu
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/hay-tinh-giac-giua-dem-3-4h-sang-ma-khong-the-ngu-lai-di-kham-4-benh-nay-cang-som-cang-tot-4202215315494230.htm |