Danh ngôn & cuộc sống, Quảng bá thương hiệu, Thông tin, Tổng hợp
Cả nhà thoát chết khỏi biển nước mênh mông, đêm nằm ngủ mơ, người đàn ông kinh ngạc khi được báo mộng lý do phía sau
Cả nhà thoát chết khỏi biển nước mênh mông, đêm nằm ngủ mơ, người đàn ông kinh ngạc khi được báo mộng lý do phía sau
Khánh An |
(Tổ Quốc) – Giấc mơ kỳ lạ giải thích tại sao cả gia đình ông có thể thoát chết giữa biển nước mênh mông đã khiến người đàn ông không khỏi kinh ngạc.
Kho tàng những câu chuyện thiện hữu thiện báo từ cổ chí kim đều phong phú, đa dạng.
Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn hai câu chuyện thần bí “chết đuối vớ được cọc” để chứng minh cho sự tồn tại của luật nhân quả ở đời.
Một câu chuyện xảy ra ở những năm đầu thời Đường, một câu chuyện cách đây khoảng trăm năm, đây đều là những câu chuyện xứng đáng để chúng ta chiêm nghiệm.
Kỳ tích rùa khổng lồ báo ân thời nhà Đường
Đây là câu chuyện có thật đời Đường, được ghi chép lại trong sách “Quảng dị ký” thời Đường.
Chủ nhân câu chuyện này là cha của Lưu Ngạn Hồi. Ông từng đảm nhiệm chức thứ sử Hồ Châu. Trong thời gian nhậm chức thứ sử, thuộc hạ của ông bắt được một chú rùa lớn, thân dài 1 thước.
Họ bèn đem dâng lên thứ sử họ Lưu, các quan lại khác đều đến chúc mừng, mọi người còn nói ăn thịt rùa rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí có người còn tâng bốc, ăn vào có thể trường sinh trăm tuổi.
Lưu thứ sử cảm tạ cấp dưới của mình, chối rằng mình không ăn được thịt rùa. Sau đó, ông tự mình cưỡi ngựa, mang đi phóng sinh.
Ảnh minh họa.
Hơn mười năm sau, Lưu thứ sử tạ thế. Con trai ông, Lưu Ngạn Hồi đảm nhiệm chức tư mã Phòng Châu, quản lý các công việc tạp dịch.
Một lần, Phòng Châu gặp một trận đại hồng thủy, nước lũ tràn lan, không nhìn thấy nổi mặt đất, phóng tầm mắt ra xa chỉ thấy một biển nước. Không gian xung quanh bốn bề là nước. Cả nhà Lưu Ngạn Hồi đều hoảng loạn, không biết phải làm sao.
Khi đó, không biết từ đâu một chú rùa lớn bơi tới, như thể tỏ ý muốn chở cả gia đình họ Lưu đi cùng vậy.
Lưu Ngạn Hồi bàn bạc với cả nhà rồi nói, rùa là linh vật, rùa xuất hiện lúc này nhất định là để giúp đỡ chúng ta thoát nạn, hãy mau đi cùng nó.
Cả gia đình hơn ba chục người đi theo chú rùa. Quả nhiên ra khỏi đó, đều là vùng nước nông. Họ cứ đi như vậy hơn 10 dặm, cuối cùng cũng đến được một nơi khô thoáng, tránh khỏi họa diệt môn, cả gia đình buồn vui lẫn lộn.
Nhưng họ vẫn không hiểu, chú rùa này từ đâu xuất hiện, tại sao lại đến cứu gia đình họ.
Tối đó, Lưu Ngạn Hồi nằm mơ thấy một chú rùa rất lớn nói với mình: “Năm xưa ta gặp nạn trong hố bạc, may nhận được được ân huệ của thứ sử, vậy nên ta đặc biệt tới báo ân.”
Hóa ra đó là nhờ công đức hiếu sinh của phụ thân Lưu Ngạn Hồi, phóng sinh chú rùa mà phúc khí truyền tới cả đời sau.
Rùa báo ân, gột rửa lòng người
Hơn một trăm năm trước, Đài Loan là 1 dải bờ biển phía bắc, từ điểm cực bắc Cơ Long tới Kim Sơn (lúc đó gọi là Kim Bao Lý).
Còn nhớ đó là tai nạn tàu thuyền nghiêm trọng, chiếc thuyền mang tên Đại Phúc Hoàn, chở hơn trăm người va phải rạn san hô, chìm thuyền ở vùng biển Dã Liễu (Tân Bắc, Đài Loan).
Hơn 90 người bị nước biển nhấn chìm, cậu thanh niên 16 tuổi, tên Lâm Thanh Kỳ là một trong số ít người may mắn thoát nạn.
Việc Lâm Thanh Kỳ được cứu sống thực sự là một điều kỳ diệu, trở thành tin nóng hổi nhất trên các mặt báo. Hóa ra, cậu bé đã được một chú rùa lớn cứu mạng!
Lâm Thanh Kỳ khi đó vẫn còn là học sinh trung học, đều ngồi trên chiếc thuyền này đi lại giữa nhà và trường.
Hôm đó là ngày 6/4 âm lịch, là ngày diễn ra lễ hội truyền thống tại đây. Hành khách trên thuyền rất đông.
Lâm Thanh Kỳ giống như những hành khách còn lại, đều về quê cho kịp đón lễ hội. Nào ngờ lại gặp phải tai nạn cả đời khó quên.
Sau khi chiếc thuyền va vào rạn san hô, Lâm Thanh Kỳ rơi xuống nước, chìm vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê, bập bềnh theo dòng nước. Bỗng nhiên, cậu lờ mờ cảm thấy hình như mình được kéo lên.
Rồi cậu giật mình tỉnh lại, nhìn xuống dưới cơ thể. Ôi trời, một chú rùa biển lớn đang kéo cậu lên.
Lâm Thanh Kỳ đã thắp lên tia hy vọng về sự sống, vội vàng bám cổ chú rùa, không rời. Chú rùa già không chậm chạp cũng không vội vàng, vững chãi đưa cậu vào bờ. Cảnh tượng kỳ là này đã thu hút ngày một nhiều người trên bãi biển.
Khi chú rùa già vào gần bờ, dòng người trên bờ bỗng thốt lên, hóa ra trên lưng chú rùa biển khắc dòng chữ “Ích Nguyên Hiệu phóng sinh”. “Ích Nguyên Hiệu” này chính là thương hiệu của cha Lâm Thanh Kỳ.
Ảnh minh họa.
Cha của Lâm Thanh Kỳ, ông Lâm Tra Mỗ có cửa hàng kinh doanh “Ích Nguyên Hiệu” trên con phố lớn ở Kim Bao Lý, bán vải vóc, tạp hóa vô cùng nổi tiếng ở địa phương. Mọi người đều biết Lâm Tra Mỗ là một nhà từ thiện.
1 năm trước khi tai nạn thuyền “Đại Phúc Hoàn” xảy ra, Lâm Tra Mỗ đi qua khu chợ địa phương, nhìn thấy ngư dân đang rao bán 1 chú rùa biển rất lớn, hơn 250kg.
Ông thoáng thấy đôi mắt ươn ướt của nó, nghển cổ, cúi đầu cầu cứu, ông không kìm nổi lòng thương cảm, trả rất nhiều tiền để mua nó rồi cho người làm mang chú rùa ra biển phóng sinh.
Để đảm bảo nó không bị người khác bắt lên giết thịt, Lâm Tra Mỗ đã dặn dò người làm khắc lên mai chú 5 chữ lớn: “Ích Nguyên Hiệu phóng sinh”.
“Phóng sinh” là cụm từ rất thời thượng trong xã hội biến chất ngày nay. Những người muốn được trường thọ hoặc thu được lợi ích vật chất từ việc phóng sinh, thường dùng những đồng tiền không trong sạch để mua những sinh vật sống ở các chợ động vật hoang dã về phóng sinh.
Chính điều này đã khiến nhiều người coi việc bắt động vật, thủy sinh phục vụ việc phóng sinh là một nghề nghiệp.
Những người “phóng sinh” như vậy có thể coi là thiện hữu thiện báo hay không? Câu trả lời là không. Theo Phật pháp, điều này gọi là “hữu vi”, động cơ làm việc không trong sáng. Trong con mắt Thần Phật, hoàn toàn khác so với chuyện làm việc thiện.
Người như thế nào mới được coi là “hành thiện” chân chính? Đó là khi gặp chuyện cần cứu giúp, họ sẵn sàng cứu giúp, xuất phát từ chính tấm lòng hướng thiện bên trong họ.
Lâm Tra Mỗ mua chú rùa đó bằng rất nhiều tiền nhưng không bao giờ nghĩ tới báo đáp, càng không nghĩ tới chuyện con cháu sau này sẽ được nhờ vả. Vậy nên, Lâm Tra Mỗ nhận được phúc báo.
Chẳng những con trai ông được cứu thoát khỏi đuối nước, mà bản thân ông cũng được kéo dài tuổi thọ. Được biết, trước đó ông từng coi bói, biết rằng mình thọ tới năm 60 tuổi, nhưng sau khi cứu chú rùa, ông sống khỏe mạnh, không đau đớn bệnh tật, sống tới năm 88 tuổi.
Câu chuyện thần kỳ về thiện hữu thiện báo được lưu truyền rộng rãi trong cư dân và du khách tới thăm khi đó, giúp gột rửa lòng người, hướng con người tới điều thiện.
Khi đọc những câu chuyện có thật này, bạn nghĩ sao về luật nhân quả ở đời?
Theo ttvn.toquoc.vn