Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp trong KKT và KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Công đoàn KKT Hải Phòng tổ chức cho các công đoàn viên trong các doanh nghiệp KCN, KKT thi chế biến, nấu, trình bày món ăn với chủ đề bữa cơm gia đình, ấm áp yêu thương

An toàn vệ sinh thực phẩm: Nhiệm vụ quan tâm hàng đầu tại Ban Quản lý KKT Hải Phòng

Thực phẩm đối với sức khoẻ của con người vô cùng quan trọng, là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết để con người sống và phát triển. Mặt khác, cũng chính thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, nếu như không bảo đảm được an toàn vệ sinh. Hiện nay, ATVSTP đang là vấn đề “nóng” của toàn xã hội, bởi nó tác động trực tiếp đến sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống con người, ảnh hưởng đến chất lượng phát triển nòi giống của toàn xã hội. Công tác quản lý về ATVSTP đã và đang trở thành yêu cầu cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài, đồng thời đây cũng là mảng công tác rộng lớn và phức tạp, đan xen bởi nhiều hoạt động.

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp trong KKT và KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Bữa ăn của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp KCN, KKT Hải Phòng ngày càng được doanh nghiệp quan tâm

Tại các KCN, KKT TP. Hải Phòng, công tác đảm bảo ATVSTP trong các doanh nghiệp được Ban Quản lý KKT Hải Phòng (Ban Quản lý) xác định là một trong các nhiệm vụ quan trọng cần quan tâm đặc biệt. Phòng chức năng của Ban Quản lý thường xuyên đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện quy định về công tác ATVSTP; rà soát các đơn vị, doanh nghiệp trong KCN, KKT về tổ chức bếp ăn tập thể và gửi thông tin cập nhật tới Sở Y tế; chủ động hướng dẫn và nhắc nhở KCN hoàn thiện hồ sơ pháp lý về ATTP theo đúng quy định.

Với vai trò quản lý nhà nước trực tiếp tại các KCN, KKT Hải Phòng, Ban Quản lý luôn xác định nhiệm vụ quan trọng trong công tác thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh trong các KCN, KKT phát triển, coi thành công của nhà đầu tư, doanh nghiệp trong các KCN, KKT cũng chính là thành công của Ban Quản lý. Do vậy, Ban Quản lý nhận thấy: Để các doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, thì một trong các yếu tố tiên quyết chính là sức khoẻ, tinh thần của người lao động trong các KCN, KKT phải được quan tâm hàng đầu. Khi người lao động xảy ra ngộ độc thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, với những hệ lụy nghiêm trọng như: Sản xuất bị đình trệ, giảm năng suất lao động, chậm đơn hàng… ; đồng thời doanh nghiệp không những phải nộp phạt, nộp chi phí điều tra, viện phí cho công nhân…, mà còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề về uy tín doanh nghiệp.

Mặt khác, công nhân ngộ bị độc thực phẩm với các thực phẩm nhiễm chất độc hại rất nguy hại đến sức khoẻ: Có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính nếu sử dụng kéo dài liên tục hoặc không liên tục sẽ tích lũy trong cơ thể, đến một thời điểm nào đó gây ra những bệnh lý nghiêm trọng như: Ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai… Có thể kể đến đó là những thực phẩm có nhiễm chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ thực vật, các độc tố vi nấm như aflatoxin có trong ngô, đậu, lạc mốc… Người lao động nếu ăn thực phẩm nhiễm hóa chất phụ gia quá nhiều trong thời gian dài sẽ gặp những chứng bệnh nguy hiểm do kim loại nặng, thuốc kháng sinh và chất kích thích tăng trọng tích tụ trong cơ thể.

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp trong KKT và KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Công ty CP KCN Sài Gòn Hải Phòng tham gia thi nấu ăn với chủ đề bữa cơm gia đình, ấm áp yêu thương do Công đoàn KKT Hải Phòng tổ chức

Như vậy, việc đảm bảo ATVSTP để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội nói chung, cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp trong các KCN, KKT nói riêng.

Thực tế thời gian gần đây, trong vòng 15 ngày diễn ra Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 vừa qua tại các KCN, cụm công nghiệp (CCN) trong cả nước đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người lao động và gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN, CCN.

Tại các KCN, KKT Hải Phòng, trong 5 tháng đầu năm 2024, Ban Quản lý đã phối hợp cùng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế đi kiểm tra gần 70 bếp ăn tập thể trong 6 KCN: VSIP, Đình Vũ, Nam Cầu Kiền, Nhật Bản – Hải Phòng, Tràng Duệ, An Dương. Hiện tại các bếp ăn được kiểm tra 100% đạt yêu cầu, các doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm.

Trong năm 2024, Ban Quản lý ban hành Kế hoạch số 1789/KH-BQL ngày 24/4/2024 về triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024 trong các KCN, KKT; ban hành văn bản số 2192/BQL-VPĐD ngày 21/5/2024 về phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể KCN và triển khai tới các doanh nghiệp.

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp trong KKT và KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast được xây dựng tại KKT Đình Vũ – Cát Hải , TP. Hải Phòng

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp trong các KCN, KKT trên địa bàn TP. Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố cảng có vị trí chiến lược quan trọng của cả nước: Trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp trong KKT và KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Cổng ngoài KCN DEEP C, thành phố Hải Phòng

Những năm qua thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hải Phòng luôn nằm trong top đầu của cả nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, KKT thời gian qua đã tạo nhiều công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong các KCN, KKT của Thành phố; mặt khác cũng chứng kiến sự phát triển các bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp trong các KCN, KKT. Thời gian gần đây loại hình bếp ăn tập thể gia tăng về số lượng, quy mô, đa dạng về loại hình phục vụ, đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu dinh dưỡng cho bữa ăn ca của người lao động trong các KCN, KKT; đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác quản lý, bảo đảm ATVSTP đối với các bếp ăn tập thể trên địa bàn các KCN, KKT của Thành phố.

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp trong KKT và KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Siêu nhà máy Pegatron tại KCN Deep C Hải Phòng

Hiện nay, tại các doanh nghiệp trong các KCN, KKT trên địa bàn TP. Hải Phòng có tổng số 185 bếp ăn tập thể phục vụ cho khoảng 200.000 suất ăn/ngày, gồm 2 loại hình: bếp ăn do các đơn vị tự nấu và bếp ăn thuê dịch vụ tự nấu. Trong đó, các bếp ăn thuê dịch vụ tự nấu chiếm khoảng 100 bếp; 10-15 bếp ăn mua cơm hộp ở ngoài vào.

Trong đó, có một số bếp lớn như: Bếp ăn tại Công ty TNHH Regina Miracle International, Công ty TNHH Electronics Việt Nam Hải Phòng, Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng hàng ngày phục vụ trên 30.000 suất ăn.

Với sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của Ban Quản lý KKT Hải Phòng cùng các đơn vị chức năng, trong 5 năm gần đây tại các các bếp ăn tập thể trong các KCN, KKT Hải Phòng đã không có vụ ngộ độc lớn vào xảy ra. Năm 2021 có 03 vụ ngộ độc tại KCN An Dương, KCN VSIP, KCN Đồ Sơn với số người mắc dưới 30 người, các công ty xảy ra ngộ độc đã bị xử phạt theo quy định. Từ năm 2022, đến nay trong KCN, KKT không có ca ngộ độc thực phẩm nào xảy ra. Năm 2023, có 13 bếp ăn tập thể trong KCN, KKT bị xử phạt vi phạm với số tiền 60 triệu đồng.

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp trong KKT và KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng
150 đội đến từ các doanh nghiệp trong các KCN, KKT Hải Phòng tham gia Hội thi nấu ăn do Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức

Hải Phòng tăng cường các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp trong các KCN, KKT

Những năm qua, lãnh đạo TP. Hải Phòng đã rất quan tâm đến công tác đầu tư, phát triển các KCN, KKT trên địa bàn– Động lực quan trọng đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế, xã hội của Thành phố. Bên cạnh việc thúc đẩy thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng các KCN, KKT, Thành phố đã rất quan tâm đến công tác phát triển nguồn nhân lực, chăm lo đến đời sống, việc làm và sức khoẻ của người lao động trong các KCN, KKT nhằm tạo một môi trường làm việc tốt nhất cho người lao động; trong đó công tác VSATTP được lãnh đạo Thành phố chỉ đạo các sở, ban ngành chức năng tập trung quyết liệt tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, cụ thể:

Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế

Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định pháp luật về ATVSTP tại các bếp ăn trong KCN, KKT.

Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật có liên quan đến việc chấp hành quy định về ATVSTP nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp.

Thường xuyên đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATVSTP cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động.

Đề xuất, tham gia ý kiến sửa đổi chính sách, pháp luật nhằm khắc phục những hạn chế còn bất cập trong thực tiễn.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là TTHC theo hướng thiết thực đơn giản, công khai, minh bạch, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp và lao động (Cụ thể là các TTHC: Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; cấp giấy tiếp nhận bản công bố sp; cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo TP).

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong quản lý đảm bảo ATVST.

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho các doanh nghiệp trong KKT và KCN trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Toàn cảnh Hội nghị tuyên truyền, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn tại các KCN, CCN trên địa bàn TP. Hải Phòng

Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng

Tăng cường công tác chỉ đạo, lãnh đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp đối với công tác ATVSTP. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác ATVSTP đạt những kết quả cụ thể, thiết thực.

Tăng cường quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động đối với các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về ATVSTP.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến ATVSTP tới các doanh nghiệp trong KCN, KKT.

Thường xuyên nắm bắt thông tin, hằng năm phối hợp cùng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm đi kiểm tra các bếp ăn tập thể tại doanh nghiệp.

Phối hợp cùng Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn tại các KCN, KKT trên địa bàn Thành phố, nhằm cập nhật, trang bị, phổ biến các quy định, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm.

Các đơn vị, doanh nghiệp có ăn tập thể trong KCN, KKT

Các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm Công điện số 44/CĐ-TTG, ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm và Công văn số 1021/UBND-VX ngày 04/5/2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng kiến thức bảo đảm an toàn thực phẩm để đáp ứng việc bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến.

Thường xuyên kiểm tra, theo dõi giấy tờ, sổ ghi chép, các hóa đơn truy suất nguồn gốc thực phẩm rõ ràng, tránh tình trạng không kiểm soát được đầu vào thực phẩm nguồn gốc không rõ ràng, gây nguy cơ tiềm ẩn ngộ độc thực phẩm.

Nghiêm túc triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể, đặc biệt trong thời điểm hiện tại mùa hè nắng nóng, cần rà soát lại ngay quy trình chế biến, quy trình cung cấp suất ăn, thực hiện đầy đủ các quy định, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Lưu ý đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động trong mùa hè nắng nóng; người lao động trong khu vực bếp ăn; đảm bảo suất ăn đủ dinh dưỡng và an toàn cho người lao động.

Khám sức khỏe định kỳ cho bộ phận làm công tác ATVSTP.

Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp, chú trọng công tác đào tạo, huấn luyện, chuyển giao, cập nhật kiến thức ATVSTP

Phấn đấu không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng; 100% các đơn vị đạt yêu cầu về đảm bảo ATVSTP./.