Hành trình ‘như bị chôn sống’ của bệnh nhân Covid-19

Hành trình ‘như bị chôn sống’ của bệnh nhân Covid-19

Mỹ – Sau khi nhiễm nCoV tháng trước, Jane Weinhaus, 63 tuổi, yếu đi nhanh chóng và phải dùng máy thở trong phòng điều trị tích cực.

6 ngày sau, bác sĩ bệnh viện Missouri Baptist, bang Missouri, Mỹ, thử tháo ống thở, nhưng quyết định nối lại vì bà chưa sẵn sàng. Thêm ba ngày nữa, Jane cuối cùng cũng có thể tự thở, nhưng hành trình hồi phục của bà còn lâu mới kết thúc.

Ba ngày tiếp theo, Jane không thể rời khỏi giường, bấn loạn vì “không biết mình đang ở đâu”, Mike Weinhaus, chồng bà, nhớ lại. “Không phải cứ cai được máy thở là bạn trở lại ngay với cuộc sống bình thường, ít nhất trong trường hợp của vợ tôi”.

Jane Weinhaus trên đường rời bệnh viện về nhà. Ảnh: WSJ.

Hàng nghìn bệnh nhân Covid-19 nặng ở Mỹ đang được chăm sóc tích cực và phải sử dụng máy thở. Các bệnh viện đang nỗ lực gia tăng số lượng thiết bị này nhưng chúng không phải “thuốc trị bách bệnh”. Một nghiên cứu của Anh công bố hôm 4/4 cho thấy 67% bệnh nhân Covid-19 được thở máy hoặc sử dụng các phương pháp hỗ trợ hô hấp tiên tiến khác đã tử vong, gần gấp đôi so với 36% bệnh nhân viêm phổi không mắc Covid-19 trong những năm trước.

Bác sĩ và các chuyên gia y tế vẫn còn nhiều điều cần tìm hiểu về con đường phục hồi cho những bệnh nhân Covid-19 nặng nhất. Tuy nhiên, điều họ biết chắc là các bệnh nhân sống sót sau quãng thời gian dài sử dụng máy thở, dù vì bất cứ căn bệnh nào, đều sẽ phải đối mặt với một hành trình khó khăn.

Quá trình hồi phục bước đầu có thể mất vài tuần hoặc vài tháng. Thậm chí vài năm sau, nhiều người sống sót trước trọng bệnh, bao gồm cả những người từng dùng máy thở, vẫn phải chịu đựng hàng loạt vấn đề về thể chất, cảm xúc hoặc tinh thần, nghiên cứu cho thấy. Trí nhớ của bệnh nhân có nguy cơ bị tổn thương dù họ vẫn trẻ và trước đó hoàn toàn khỏe mạnh. Một số người khác lại mắc hội chứng căng thẳng sau sang chấn.

Các bằng chứng ban đầu cho thấy nhiều bệnh nhân nhiễm nCoV có thể phải dùng máy thở trong thời gian dài, từ 15 đến 20 ngày hoặc hơn, lâu hơn nhiều so với thời gian trung bình của các bệnh nhân điều trị tích cực. Quãng thời gian khó khăn này, kết hợp với việc phải sử dụng thuốc an thần nặng trong khi thở máy, khiến họ có nguy cơ gặp những vấn đề sức khỏe hậu điều trị tích cực lớn hơn.

“Dịch bệnh sẽ mang đến những ảnh hưởng kéo dài đối với hàng trăm nghìn bệnh nhân Mỹ cũng như trên toàn cầu, không phải chỉ bó hẹp trong quãng thời gian họ lưu lại phòng điều trị tích cực”, Nathan Brummel, bác sĩ chuyên khoa phổi từ Đại học bang Ohio, nhận xét.

Sử dụng máy thở không nhất thiết là nguyên nhân gây ra những vấn đề sức khỏe lâu dài với người bệnh mà chúng bắt nguồn từ nhiều yếu tố, bao gồm việc sử dụng thuốc an thần nặng và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những tác động dài hạn tương tự ở bệnh nhân nặng phải điều trị tích cực nhưng không cần dùng đến máy thở. Họ thậm chí còn đặt tên cho tình trạng này: Hội chứng Hậu Điều trị Tích cực.

Theo các bác sĩ, bệnh nhân Covid-19 phải đối diện vô số thách thức đặc biệt. Nhiều bệnh viện thường tìm cách giảm thiểu những vấn đề sức khỏe lâu dài hậu chăm sóc tích cực bằng cách giảm liều thuốc an thần, giúp bệnh nhân rời khỏi giường hay cho phép người thân luôn bên cạnh để động viên tinh thần bệnh nhân.

Tuy nhiên, trong khủng hoảng Covid-19, các nhân viên y tế vốn đã bị quá tải có thể không đủ thời gian làm theo những bước này. Nhiều bệnh nhân không thể tỉnh táo vì mức oxy thấp. Gia đình không được phép ở bên cạnh vì nguy cơ lây nhiễm.

Jesse Vanderhoof cuối tuần trước xuất viện sau 11 ngày điều trị, trong đó có 7 ngày dùng máy thở. Tuy nhiên, ông nhanh chóng phải quay trở lại phòng cấp cứu ở địa phương bằng xe cứu thương vì mê sảng.

Y tá 40 tuổi ở Hailey, Idaho, này bị nhiễm virus sau khi làm việc tại một trung tâm xét nghiệm nCoV nhanh. Sau khi cai máy thở, Jesse bảo với vợ rằng ông định thuê một chiếc xe rồi tự lái hơn hai tiếng từ bệnh viện về nhà dù ông không thể đứng vững.

“Thật buồn khi nhìn thấy ông ấy không hiểu chuyện gì đang diễn ra quanh mình”, vợ ông nói.

Trở về nhà sau khi tới bệnh viện tái khám, Vanderhoof cho biết cuối cùng ông cũng “bắt đầu phục hồi ý thức”. Ông vẫn cảm thấy rất yếu, và đau nhức, phải dùng nạng để di chuyển. Bác sĩ nói có thể ông phải mất vài tháng mới hồi phục.

Để cho bệnh nhân sử dụng máy thở, các bác sĩ phải luồn một ống dẫn oxy xuống miệng sâu tới khí quản, một quá trình đau đớn và khó chịu đến mức bệnh nhân cần được gây mê để không phản ứng lại. Một số bệnh nhân còn bị trói tay để họ không kéo ống thở ra.

Một tuần dùng máy thở là quãng thời gian khó chịu nhất ông từng trải qua, Vanderhoof cho hay. Dù được gây mê, ông vẫn cảm nhận thấy rất rõ chiếc ống được luồn xuống cổ họng và lo lắng vì cảm giác nghẹt thở. Vanderhoof nói ông từng vài lần nhai ống thở trong miệng và phải dùng thuốc an thần.

“Tôi đã nhìn thấy cả cuộc đời mình vụt qua trước mắt”, ông kể.

Sheila Richburg, 51 tuổi, nhà tư vấn giáo dục ở Katy, Texas, cho biết bà từng phải dùng máy thở hồi tháng 11 năm ngoái vì chứng rối loạn hô hấp nghiêm trọng tương tự những bệnh nhân Covid-19. Thuốc an thần làm tê liệt toàn bộ các cơ bắp của bà nhưng bà hoàn toàn tỉnh táo.

Bà ví trải nghiệm này giống như việc “bị chôn sống”. Theo Richburg, bà “đã cố gắng đấu tranh nhưng cơ thể không nhúc nhích và không thể khiến các y bác sĩ chú ý”. “Chẳng thứ gì khiến tôi hoảng sợ hơn thế”, bà nói.

Sau 9 ngày, bà được cai máy thở. Richburg bị ảo giác và hoang tưởng. Bà yếu đến nỗi không thể tự lấy tay chạm lên mũi hay đánh răng. Dây thanh quản của bà bị tổn thương và giờ đây, bà lo lắng hơn bao giờ hết rằng nCoV có thể đưa bà trở lại phòng điều trị tích cực.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ quá trình phục hồi lại khó khăn hơn chính căn bệnh như vậy”, Richburg chia sẻ.

Bác sĩ James C. Jackson, nhà tâm lý học tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, cho hay ông lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý và hội chứng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (PTSD) mà các bệnh nhân sống sót trước Covid-19 có thể phải chịu.

“Bị ốm nặng đã tồi tệ rồi, nhưng ốm nặng giữa đại dịch còn tồi tệ hơn. Bầu không khí lo âu, căng thẳng sẽ khiến PTSD trở nên trầm trọng hơn”, ông đánh giá.

Mike Weinhaus rời bệnh viện sau khi được điều trị Covid-19. Ảnh: WSJ.

Tại khu ngoại ô St. Louis ở Chesterfield, Jane Weinhaus, người được đặt nội khí quản vào tháng trước, không phải thành viên duy nhất trong gia đình nhiễm nCoV. Chồng bà cũng đã nhập viện. Hai con trai và một con dâu của bà bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nhẹ.

Thỉnh thoảng, nhân viên bệnh viện lại đẩy xe đưa ông qua phòng vợ nằm. “Chứng kiến vợ bên chiếc máy thở là điều đáng sợ nhất mà tôi từng thấy”, ông nói. Bệnh viện sau đó quyết định chuyển ông vào cùng phòng với vợ để ông giúp xoa dịu bà lúc thuốc an thần hết hiệu lực.

Jane hy vọng bà không phải chịu bất kỳ hệ lụy lâu dài nào. Nhưng bà cho biết hiện tại bà rất yếu và quá trình hồi phục “sẽ là một con đường rất dài”.

Việc tháo ống thở là thao tác nguy hiểm đối với các nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19, bởi quy trình này chắc chắn sẽ khiến virus phun ra xung quanh. Nó cũng có thể gây khó khăn cho cả bệnh nhân.

Khi các bác sĩ của Maury Hanks tại một bệnh viện ở Knoxville, Tennessee, tuần trước quyết định tháo máy thở của ông, họ đã cảnh báo với vợ ông, Susan, rằng vì còn quá nhiều điều họ chưa biết về nCoV nên họ không chắc việc này sẽ đi đến đâu. Hanks, 57 tuổi, được nối máy thở vào ngày 24/3.

Các bác sĩ thường giảm liều an thần trước khi thực hiện tháo máy thở để bệnh nhân có thể bắt đầu tự thở. Hanks trở nên kích động và lo lắng, khiến nhịp tim ông tăng mạnh.

“Anh ấy tỉnh dậy với chiếc ống luồn sâu nơi cổ họng”, vợ ông nói. Bác sĩ phải tiêm thuốc an thần lần hai.

Hôm 31/3, họ thử tháo máy thở một lần nữa. Lần này, các bác sĩ cho vợ Hanks nói chuyện với ông qua điện thoại. “Anh phải hít vào và thở ra”, bà nói với chồng. “Đó là 15 phút dài nhất cuộc đời tôi”, bà chia sẻ.

Hanks trở về nhà hôm 4/4  sau gần 12 ngày nằm viện. Ông đã có sức hơn nhưng vẫn còn yếu. Ông gặp vấn đề về thăng bằng và đã sụt 9 kg. Các bác sĩ nói quá trình hồi phục sẽ mất nhiều thời gian và ông cần điều trị thêm một tháng nữa.

“Họ không thể vạch ra cho tôi một con đường cụ thể”, Hanks nói. “Họ đơn giản là không biết. Họ chưa bao giờ đối mặt với nó trước đây”.

Cập nhật: 15:6, 9/4|Nguồn: WorldOMeters

Nhiễm Tử vong
Europe 746,904 61,308
North America 464,888 15,678
Mỹ 435,160 14,797
Asia 253,658 9,539
Tây Ban Nha 148,220 14,792
Italy 139,422 17,669
Đức 113,296 2,349
Pháp 112,950 10,869
Trung Quốc 81,865 3,335
Iran 64,586 3,993
Anh 60,733 7,097
Thổ Nhĩ Kỳ 38,226 812
South America 35,528 1,399
Bỉ 23,403 2,240
Thụy Sỹ 23,280 895
Hà Lan 20,549 2,248
Canada 19,438 435
Brazil 16,195 822
Bồ Đào Nha 13,141 380
Áo 13,005 273
Africa 11,986 576
Hàn Quốc 10,423 204
Nga 10,131 76
Israel 9,404 73
Thụy Điển 8,419 687
Oceania 7,429 52
Australia 6,104 51
Ireland 6,074 235
Na Uy 6,042 101
Ấn Độ 5,916 178
Chile 5,546 48
Đan Mạch 5,402 218
Czech 5,335 104
Ba Lan 5,205 159
Romania 4,761 229
Nhật Bản 4,667 94
Ecuador 4,450 242
Peru 4,342 121
Pakistan 4,322 63
Malaysia 4,119 65
Philippines 3,870 182
Mexico 3,181 174
Luxembourg 3,034 46
Indonesia 2,956 240
Saudi Arabia 2,932 41
Serbia 2,666 65
UAE 2,659 12
Panama 2,528 63
Phần Lan 2,487 40
Thái Lan 2,423 32
Qatar 2,210 6
Cộng hòa Dominica 2,111 108
Colombia 2,054 55
Ukraine 1,892 57
Hy Lạp 1,884 83
Nam Phi 1,845 18
Argentina 1,795 65
Singapore 1,623 6
Iceland 1,616 6
Algeria 1,572 205
Ai Cập 1,560 103
Croatia 1,343 19
Morocco 1,275 93
New Zealand 1,239 1
Estonia 1,207 24
Iraq 1,202 69
Moldova 1,174 28
Slovenia 1,091 40
Belarus 1,066 13
Hungary 980 66
Hong Kong 961 4
Lithuania 955 15
Armenia 921 10
Kuwait 855 1
Bosnia & Herzegovina 839 35
Bahrain 823 5
Azerbaijan 822 8
Kazakhstan 759 7
Cameroon 730 10
721 13
Diamond Princess 712 11
Slovakia 682 2
Tunisia 628 24
Macedonia 617 29
Bulgaria 611 24
Latvia 589 2
Lebanon 576 19
Andorra 564 23
Uzbekistan 555 3
Cyprus 526 9
Costa Rica 502 3
Cuba 457 12
Oman 457 2
Uruguay 456 7
Afghanistan 444 14
Burkina Faso 414 23
Albania 400 22
Ivory Coast 384 3
Đài Loan 380 5
Reunion 362
Jordan 358 6
Channel Islands 351 8
Honduras 343 23
Niger 342 11
Ghana 313 6
San Marino 308 34
Malta 299 1
Kyrgyzstan 280 4
Nigeria 276 6
Mauritius 273 7
Bolivia 264 18
Palestine 263 1
Montenegro 252 2
Việt Nam 251
Senegal 244 2
Bangladesh 218 20
Georgia 214 3
Sri Lanka 189 7
Mayotte 184 2
Faeroe Islands 184
DRC 180 18
Kenya 179 6
Venezuela 167 9
Guinea 164
Isle of Man 158 1
Martinique 154 6
Guadeloupe 141 8
Brunei 135 1
Djibouti 135
Paraguay 124 5
Gibraltar 120
Campuchia 117
Rwanda 110
Trinidad & Tobago 107 8
El Salvador 103 5
Madagascar 93
Guatemala 87 3
Guiana 83
Monaco 81 1
Liechtenstein 78 1
Aruba 77
Togo 70 3
Jamaica 63 4
Barbados 63 3
Mali 59 7
Ethiopia 55 2
Uganda 53
French Polynesia 51
Congo 45 5
Quần đảo Cayman 45 1
Macau 45
Bahamas 40 7
Sint Maarten 40 6
Bermuda 39 3
Zambia 39 1
Guyana 37 6
Gabon 34 1
Eritrea 33
Guinea-Bissau 33
Saint Martin 32 2
Liberia 31 4
Haiti 27 1
Benin 26 1
Tanzania 25 1
Myanmar 22 3
Libya 21 1
Angola 19 2
Antigua and Barbuda 19 2
Syria 19 2
Maldives 19
Guinea Xích Đạo 18
New Caledonia 18
Mozambique 17
Mông Cổ 16
Namibia 16
Dominica 15
Fiji 15
Lào 15
Sudan 14 2
Curacao 14 1
Saint Lucia 14
Somalia 12 1
Grenada 12
Eswatini 12
Zimbabwe 11 3
Greenland 11
Saint Kitts and Nevis 11
Seychelles 11
Suriname 10 1
Chad 10
MS Zaandam 9 2
Nepal 9
Montserrat 9
Belize 8 1
Malawi 8 1
Turks and Caicos 8 1
CAR 8
Vatican City 8
St. Vincent Grenadines 8
Cabo Verde 7 1
Sierra Leone 7
Botswana 6 1
Mauritania 6 1
Nicaragua 6 1
St. Barth 6
Bhutan 5
Falkland 5
Gambia 4 1
Sao Tome and Principe 4
Western Sahara 4
Anguilla 3
Quần đảo Virgin thuộc Anh 3
Burundi 3
Caribbean Netherlands 2
Papua New Guinea 2
Nam Sudan 2
Saint Pierre Miquelon 1
Timor-Leste 1

Vũ Hoàng (Theo Wall Street Journal)

Theo Vnexpress.net

Trả lời