Kiến thức & tiêu dùng, Sức khỏe, Thông tin
Đồ dùng bằng thủy tinh cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe và môi trường
Đồ dùng bằng thủy tinh cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe và môi trường
Nhìn bề ngoài, các đồ dùng bằng thủy tinh không có hại, không có bằng chứng xác đáng nào cho thấy chúng có chứa thành phần độc hại, tuy nhiên, mọi người đã bỏ qua một vấn đề, đó là sản xuất chai thủy tinh.
Thủy tinh thường được nung trên 1.000 độ C nên sản phẩm hình thành thường trong suốt, không màu. Trong quá trình tạo ra thành phẩm cung cấp ra thị trường, nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận cá nhân đã cho thêm chì cùng chất tạo màu nhằm giảm cả nhiệt độ nung để vừa tiết kiệm năng lượng vừa cho ra những bộ ly, chén, đĩa, cốc, hũ thủy tinh… có hoa văn bắt mắt thu hút thị hiếu người tiêu dùng.
Dạo quanh các địa điểm bày bán ly thủy tinh, có thể thấy, ngoài mẫu mã, hình dáng đa dạng, bắt mắt, các sản phẩm ly thủy tinh còn hấp dẫn về giá cả. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không tìm hiểu kĩ càng, người dùng có thể mua phải các sản phẩm bằng thủy tinh của Trung Quốc. Tuy vừa rẻ, vừa đẹp nhưng chúng lại rất độc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Đồ thủy tinh cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và môi trường. Ảnh minh họa
Ngay trung tâm thủ đô Hà Nội, các loại cốc có xuất xứ từ Trung Quốc cũng được bày bán tràn lan. Phố Hàng Khoai, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từ lâu được biết đến là khu kinh doanh các mặt hàng gia dụng như cốc, chén, bát đĩa với đủ chất liệu nhựa, sứ, thuỷ tinh… Trong đó, có nhiều loại cốc thuỷ tinh in hoa văn, màu sắc bắt mắt với giá bán rất rẻ, từ 10 – 30 nghìn đồng/chiếc, trong khi cùng chủng loại nhưng có nguồn gốc từ Hàn Quốc, Nhật Bản… giá thấp nhất cũng ở mức 50 nghìn đồng/chiếc.
Trong công nghệ sản xuất đồ thủy tinh, gốm sứ, để trang trí họa tiết hoa văn trên bề mặt đồ vật như cốc, chén, bát… người ta thường dùng chất tạo màu có nguồn gốc từ những kim loại như: Cadmi tạo màu vàng, da cam; Crôm tạo màu xanh lá cây, cỏ úa hoặc màu bộ đội; Sunfat bari cho màu trắng sơn… Những chất này khá độc với cơ thể con người. Ngoài ra, còn có oxit sắt 3; Oxit manga để tạo màu vàng nhưng các chất này ít độc hại hơn.
Thông tin thêm về sản phẩm này, trước đó đại diện lãnh đạo phòng quản lý Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng (thuộc Chi cục Tiêu chuẩn – Đo lường Chất lượng TP.HCM) khuyên người tiêu dùng, cần hết sức cẩn thận khi mua sản phẩm thủy tinh, tránh bị “mê hoặc” bởi giá bán và mẫu mã. Bởi trong đợt lấy mẫu xét nghiệm vừa rồi của cơ quan chức năng cho thấy hàng kém chất lượng ngoài thị trường là rất lớn, cả 9/9 mẫu lấy tại TP.HCM mang đi xét nghiệm đều cho kết quả là có chứa hàm lượng độc tố chì (Pb), kim loại nặng cadimi (Cd) cao gấp hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn tham khảo. Vì các sản phẩm thủy tinh chưa nằm trong danh mục phải kiểm tra nhà nước về chất lượng nên chưa thể buộc các đơn vị kinh doanh, phân phối, sản xuất thu hồi và cũng không thể xử phạt các đơn vị này. Do đó, khi chọn mua, người tiêu dùng phải tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách lưu ý rằng thuỷ tinh có chì sẽ trong suốt hơn, lấp lánh hơn. Đặc biệt đối với những loại thủy tinh muốn khắc hoa văn sặc sỡ thì càng phải sử dụng nhiều chì để tăng độ màu.
Ngoài ra, trong quá trình sản xuất chai lọ thủy tinh tương đối phức tạp, cần nhiều cát silica và dolomit, ảnh hưởng tương đối lớn đến môi trường sinh thái và dễ dẫn đến ô nhiễm bụi, đối với công nhân khai thác sẽ gây ra một số nguy cơ đe dọa sức khỏe, đặc biệt là là hệ thống hô hấp và phổi, hít phải một lượng lớn khói bụi lâu ngày dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp, ngoài ra còn có nhiều chất độc hại hít vào phổi có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về phổi, trong trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hơn nữa, đồ dùng bằng thủy tinh, trong đó chai thủy tinh khi được gia công trong nhà máy cũng sẽ sản sinh ra một chất độc hại đó là sulfur dioxide, chất này đi vào không khí sẽ dễ gây ra thời tiết khắc nghiệt, đồng thời có thể gây ra hiệu ứng nhà kính và gây ra một số thiên tai nghiêm trọng.
Khi sản xuất thủy tinh sẽ tạo ra một lượng lớn khí độc hại như lưu huỳnh đioxit và cacbon đioxit, hiện tượng trái đất nóng lên chủ yếu là do hai loại khí này gây ra, vì nhiều lý do khác nhau nên thủy tinh rất ô nhiễm môi trường.
An Dương (T/h)
Nguon: https://vietq.vn/do-dung-bang-thuy-tinh-cung-tiem-an-nhieu-nguy-hai-cho-suc-khoe-va-moi-truong-d196630.html |