Kiến thức & tiêu dùng, Sức khỏe, Thông tin
Xì dầu: Hàng loạt tác hại với sức khỏe khi dùng sản phẩm kém chất lượng và sai cách
Xì dầu: Hàng loạt tác hại với sức khỏe khi dùng sản phẩm kém chất lượng và sai cách
Tác hại của việc sử dụng quá nhiều xì dầu
Xì dầu là một loại nước chấm không còn xa lạ trong các món ăn của gia đình Việt. Thực tế, xì dầu (hay còn gọi là nước tương) là một loại nước chấm rất quen thuộc, có màu nâu, xuất xứ bắt nguồn từ Trung Quốc. Xì dầu có thể được ăn trực tiếp như nước chấm hoặc là một gia vị nêm nếm cho các món ăn. Thành phần chính của nước tương bao gồm: đậu nành, lúa mì, nước muối, và chất cồn sinh ra trong quá trình lên men nhằm bảo quản thực phẩm. Do đó, nhiều người nghĩ rằng nếu dùng xì dầu thay muối sẽ giảm được bệnh tật. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
Hậu quả của việc dùng quá nhiều nước xì dầu trong thời gian dài đó là làm tăng Acid Uric trong máu, gây tổn thương đến những chức năng của thận, gây tăng huyết áp, đột quỵ,…
Protein có trong nước mắm, nước tương trong quá trình lên men sẽ bị mục nát, phân giải và sinh ra nhiều dạng Amin. Trường hợp, Axit Nitơ có trong đó, chúng sẽ tổng hợp thành chất Nitrosamine. Loại chất này có khả năng gây ung thư. Ngoài ra, những loại xì dầu được sản xuất từ những xưởng không đảm bảo vệ sinh sẽ rất dễ bị nhiễm nấm, ăn nhiều sẽ gây ung thư.
Sử dụng xì dầu sai cách tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Nguy hiểm hơn, hoạt chất Isoflavone có trong xì dầu lên men đóng vai trò như một chất xúc tác, chúng khiến các tế bào ung thư vú phát triển. Ngoài ra, chất này còn được xem là nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều ở nữ giới.
Dùng xì dầu nhiều còn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hàm lượng muối cao trong xì dầu được thêm vào khi bắt đầu lên men. Do đó, nếu sử dụng nhiều có thể gây ra các bệnh về tim mạch hoặc huyết áp. Đặc biệt nguy hiểm với người lớn tuổi. Thậm chí, chất goitrogens có trong xì dầu sẽ làm gián đoạn quá trình tổng hợp hormone Thyroidal. Và đây chính xác là nguyên nhân khiến tình trạng suy giảm tuyến giáp xảy ra.
Do đó, đối với các bà mẹ mang thai không nên sử dụng quá nhiều nước mắm, nước tương trong bữa ăn. Bởi các hóa chất độc hại có trong sản phẩm không an toàn, thậm chí còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Không những vậy, do xì dầu có nguyên liệu chủ yếu là đậu nành nên thường chứa chất isoflavones. Tiêu thụ quá nhiều chất này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý cho cả nam và nữ, ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen và thay đổi nội tiết tố trong cơ thể con người. Không những vậy, chất oxalate và phytoestrogen, mononatri glutamat có nhiều trong xì dầu có thể ảnh hưởng đến các chức năng của thận và thần kinh.
Không dùng xì dầu kém chất lượng
Tờ Aboluowang cho hay, xì dầu được sản xuất sau quá trình lên men của đậu nành, trong quá trình lên men đậu nành chứa nhiều axit amin hơn, có thể chứa cả nitrit. Đáng nói nitrit lại thuộc loại chất gây ung thư nếu tiêu thụ quá nhiều vào cơ thể.
Đặc biệt, xì dầu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, được sản xuất tại các cơ sở tự phát không có công nghệ chế biến đảm bảo an toàn càng có hại. Loại xì dầu này có thể bị pha trộn nhiều tạp chất bao gồm cả Methylimidazole (4-MEI) – một chất gây ung thư.
Methylimidazole là một hợp chất được hình thành trong quá trình sản xuất chất tạo màu caramel (màu nâu đường), được tìm thấy trong nước soda, bia, sữa đậu nành, bánh mì và cà phê… Hội đồng Người tiêu dùng Hồng Kông (Trung Quốc) trước đây cũng đã phát hiện ra 11 loại nước tương bán trôi nổi trên thị trường có chứa thành phần gây ung thư này.
Tốt nhất chỉ nên sử dụng các loại có thương hiệu, có giấy phép, được cơ quan chức năng kiểm định an toàn. Khi mua nước tương, bạn cần kiểm tra danh sách thành phần và chọn sản phẩm có ít phụ gia thực phẩm để chế độ ăn uống lành mạnh hơn.
Ăn xì dầu khi đang bị vết thương hở sẽ khiến sẹo thâm hơn
Theo bác sĩ Ling Weijun (Phó trưởng khoa Da liễu của Bệnh viện 421 Quân Giải phóng Nhân dân, Trung Quốc), có nhiều tin đồn cho rằng ăn xì dầu sẽ khiến da bị đen hơn. Tuy nhiên, các sắc tố trong xì dầu sẽ không truyền trực tiếp lên da và không ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp tế bào hắc tố. Thế nhưng, ăn xì dầu khi cơ thể có vết thương hở thì lại khác. Xì dầu có thể ảnh hưởng đến kích thước sẹo và khiến sẹo thâm hơn.
Nêm xì dầu vào thức ăn sai thời điểm ảnh hưởng sức khỏe
Sử dụng xì dầu khi nấu ăn là thói quen của nhiều người, nhưng nên nhớ rằng nên nêm xì dầu khi đồ ăn đã chín và đã tắt bếp để tránh nhiệt độ cao làm phân huỷ các axit amin trong xì dầu, làm lãng phí dinh dưỡng.
An Dương (T/h)
Nguồn: https://vietq.vn/xi-dau-dung-sai-cach-co-the-gay-ra-nhieu-tac-hai-khong-ngo-d192092.html |