36 loại “tâm tướng” tốt của con người

36 loại “tâm tướng” tốt của con người

Xưa kia, có một thư sinh tên là Tiêu Danh Hùng, trời ấn định sẽ gặp họa sát thân. Nhưng đã cải biến vận mệnh chỉ bằng một việc đơn giản. Trên đời, tâm sinh tướng là có thật.

Tâm sinh tướng: Biến họa thành phúc

Thời xưa có một thư sinh tên là Tiêu Danh Hùng. Một lần, khi Tiêu Danh Hùng lên kinh ứng thí, thì gặp một thầy tướng số, được phán: “Ánh mắt của cậu nhìn rất thất thần, mũi nổi rõ những tia máu màu đỏ. Đây đều là điềm xấu. Chuyến đi này rất dễ gặp phải họa sát thân.” Danh Hùng nghe được, lòng không hề tức giận, vì anh hiểu rằng: tâm tướng còn tương xứng với thiện ác.

Hôm sau, ở tầng trên chiếc thuyền của Danh Hùng đi, có một người tỳ nữ hắt nước xuống sông thì không may làm rơi chiếc vòng tay bằng vàng. Chiếc vòng ấy rơi đúng vào khe hở của chiếc thuyền và bị một người phụ thuyền nhặt được, giấu vào trong ngực.

Ảnh minh họa.

Bị chủ nhận mắng oan là kẻ ăn trộm, tỳ nữ uất không chịu được, đành phải buông mình xuống sông tự vẫn. Danh Hùng vốn là người bơi giỏi nên vội vàng nhảy xuống ứng cứu. Không chỉ vậy, anh còn khuyên người phụ thuyền kia trả lại vòng vàng cho họ. Nhờ thế, chẳng những tỳ nữ được minh oan mà người phụ tàu cũng không bị mang tiếng ác.

Ít lâu sau, Danh Hùng gặp lại thầy tướng nọ. Ông đột nhiên chắp tay chúc mừng: “Công tử đã gặp dữ hóa lành, đã đem toàn bộ ác khí hóa thành ánh sáng cát tường. Chiếc mũi của tướng công trước có màu đỏ nhưng hiện giờ đã biến thành màu vàng nhạt. Sắc mặt hiện ra ngũ sắc, ngài nhất định đỗ đạt trong kỳ thi này.”

Quả nhiên sau này, Danh Hùng công danh hiển đạt, thọ ngang trời đất, vận phúc suốt đời. Tướng chính là “quả” của tâm, một khi thiện tâm khởi lên có thể biến hung tướng thành phúc tướng, gặp dữ hóa lành. Dưới đây là 36 loại “tâm tướng” tốt của đời người, chỉ sở hữu được 10 điều thôi sớm muộn cũng được hưởng phúc báo:

36 loại “tâm tướng” tốt con người nên có

  1. Làm việc có tình có lý, cẩn thận
  1. Không ức hiếp người hiền, không run sợ trước cái ác
  1. Có đồ ăn ngon đều chia cho mọi người
  1. Biết rõ làm quan sẽ vất vả cực nhọc, nhưng lại nguyện ý vì dân mà làm quan để phục vụ nhân dân.
  1. Xa lánh kẻ tiểu nhân
  1. Thường xuyên tích âm đức, giúp đỡ người khốn khó
  1. Từ nhỏ đã có thể xử lý, giúp đỡ làm việc nhà
  1. Nói năng nhã nhặn, âm thanh nhẹ nhàng dễ nghe
  1. Khắc chế bản thân, nhường ích lợi cho người khác
  1. Không trợ giúp những kẻ ỷ mạnh bắt nạt kẻ yếu
  1. Không thích sát sinh, không xúi giục làm việc xấu
  1. Yêu thích làm việc thiện, gần gũi người quân tử
  1. Hiểu và đồng cảm với sự cực khổ, đói khát của người khác, thường xuyên tiến hành cứu tế, trợ giúp
  1. Khi những người khác đang nói, không ngắt lời
  1. Khi gặp chuyện tâm luôn an tĩnh, không rối loạn
  1. Cùng người hứa hẹn, không mất chữ tín
  1. Không dễ dàng thay đổi hành vi và phẩm hạnh
  1. Dũng cảm tiến lên, không bận tâm chuyện đã qua, cũng không vì chuyện đã qua mà đắc chí.
  1. Không khiến cho người khác sinh ra lòng oán hận
  1. Không che đậy sai trái, không giấu diếm thiếu sót của mình
  1. Thái độ làm việc chu toàn, cẩn thận
  1. Luôn ghi nhớ ơn nghĩa, sự giúp đỡ của người khác
  1. Có tấm lòng rộng lớn
  1. Thương xót, giúp đỡ những người bơ vơ, nghèo khó
  1. Không quên bạn cũ tình xưa
  1. Làm những việc có ích cho dân chúng, xã hội
  1. Lời nói chân thành, ngay thẳng
  1. Hết sức giúp đỡ khi bạn cũ gặp khó khăn.
  1. Cảm thấy hổ thẹn khi được người khác khen ngợi
  1. Trước khi đi ngủ thường tĩnh tâm tự xét những sai lầm của mình
  1. Thường nói về những điều tốt đẹp và khen ngợi ưu điểm của người khác
  1. Không chê áo thô cơm dở
  1. Lúc nào, ở đâu cũng cử xử thỏa đáng, đúng mực
  1. Gặp người ăn xin không sinh lòng chán ghét
  1. Thích nghe điều thiện, nói việc thiện, không ngại làm việc thiện
  1. Không ghi nhớ lỗi lầm và hiềm khích trước đây của người khác
Theo Xuân Quỳnh/Khỏe & Đẹp
 
Nguồn Kienthuc.net.vn

Trả lời