Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và chính sách tập trung thu hút đầu tư quyết liệt của Chính phủ. Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, nhu cầu về quỹ đất công nghiệp ngày càng tăng, kéo theo việc mở rộng và bổ sung nhiều khu công nghiệp (KCN) mới trong các quy hoạch địa phương. Đặc biệt, nhiều tỉnh thành trên cả nước đang chủ động đẩy mạnh quy hoạch thêm các KCN mới nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư và gia tăng khả năng cạnh tranh.

Xu hướng phát triển khởi sắc của Bất động sản công nghiệp Việt Nam

Ngày 17/2/2022, Bắc Giang là địa phương đầu tiên được phê duyệt quy hoạch và đến ngày 31/12/2024, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương cuối cùng trong tổng 63 địa phương đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là căn cứ quan trọng, định hướng phát triển kinh tế – công nghiệp rõ ràng của từng địa phương.

Sẽ có 221 Khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030
Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ

Trong quy hoạch mới, từng địa phương đều đặt ra mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển diện tích đất công nghiệp nhằm đón đầu làn sóng dịch chuyển sản xuất. Đáng chú ý, nhiều địa phương không chỉ dừng lại ở việc mở rộng KCN hiện hữu mà còn tích cực bổ sung thêm nhiều KCN mới với diện tích lớn, tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ. Việc bổ sung các Khu công nghiệp mới không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn tạo động lực phát triển kinh tế – x⁵ã hội cho Việt Nam đối với các quốc gia khác trong cùng khu vực.

Danh sách 31 địa phương có quy hoạch phát triển mới 221 Khu công nghiệp

STT Tỉnh/ thành phố Số lượng KCN quy hoạch phát triển mới Tổng diện tích (ha)
1 Quảng Ninh 16 11.974,64
2 Hải Phòng 20 7.034,12
3 Quảng Nam 15 6.557,03
4 Hưng Yên 13 4.788,10
5 Bình Định 8 4.344,77
6 Bắc Giang 20 3.789,00
7 Thanh Hóa 11 2.853,49
8 Đồng Nai 10 2.840,40
9 Thừa Thiên Huế 3 2.640,00
10 TP. Hồ Chí Minh 10 2.465,00
11 Hòa Bình 8 2.139,00
12 Bình Thuận 4 1.954,57
13 Hà Nam 6 1.915,00
14 Đồng Tháp 3 1.800,00
15 Hậu Giang 7 1.741,00
16 Vĩnh Phúc 12 1.652,34
17 Thái Nguyên 4 1.599,00
18 Hà Nội 5 1.517,00
19 Lào Cai 4 1.207,00
20 Đà Nẵng 4 1.151,97
21 Yên Bái 4 1.025,00
22 Phú Yên 5 1.019,00
23 Bến Tre 4 853,20
24 Nam Định 7 836,80
25 Ninh Thuận 1 827,20
26 Gia Lai 4 651,00
27 Thái Bình 2 630,37
28 Cao Bằng 3 450,00
29 Cà Mau 1 343,00
30 Kon Tum 1 218,24
31 Tuyên Quang 6 150,00
Tổng cộng: 221 72.967,24

Nguồn: Số liệu thống kê từ “Niên giám Bất động sản công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch phát triển đến năm 2030”, dự kiến phát hành vào cuối quý I đầu quý II/2025.

Bên cạnh 221 KCN quy hoạch phát triển mới, nhiều tỉnh/thành phố khác cũng đã điều chỉnh quy hoạch và mở rộng quỹ đất công nghiệp trên những khu công nghiệp đã thành lập cũ. Việc này không chỉ giúp thu hút đầu tư mà còn tạo ra sức hút lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước. Xu hướng phát triển các KCN mới không chỉ diễn ra tại các trung tâm công nghiệp truyền thống mà còn lan rộng ra nhiều địa phương mới nổi, tạo ra sự phát triển đồng đều trên cả nước.

Danh mục 76 KCN được quy hoạch dự kiến mở rộng tại 18 địa phương

STT Tỉnh/ thành Số lượng KCN

dự kiến mở rộng

Tổng diện tích (ha)
1 Bình Thuận 6 4.897,43
2 Nghệ An 8 3.864,00
3 Bà Rịa – Vũng Tàu 4 3.850,00
4 Hà Tĩnh 11 3.526,00
5 Đồng Tháp 7 3.388,00
6 Khánh Hòa 10 3.320,00
7 Bình Định 3 1.845,96
8 Quảng Ngãi 2 1.312,00
9 Bắc Giang 3 1.245,00
10 Ninh Thuận 3 855,27
11 Sơn La 5 747,35
12 Sóc Trăng 4 703,00
13 Đồng Nai 4 392,28
14 Quảng Nam 1 298,10
15 Yên Bái 1 195,89
16 Hà Nam 2 114,00
17 Bắc
2025.

Danh mục 22 Khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch tại 6 địa phương

STT Tỉnh/ thành Số lượng KCN điều chỉnh quy hoạch Tổng diện tích (ha)
1 Quảng Bình 10 2.285,00
2 Hà Nội 6 962,90
3 Hà Giang 2 377,00
4 Thái Nguyên 2 975,00
5 Đồng Nai 1 27,20
6 Cà Mau 1 45,45
Tổng cộng: 22 4.672,55

Nguồn: Số liệu thống kê từ “Niên giám Bất động sản công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch phát triển đến năm 2030”, dự kiến phát hành vào cuối quý I đầu quý II năm 2025.

Sẽ chính thức ra mắt Niên giám Bất động sản Công nghiệp Việt Nam

Toàn bộ thông tin về danh sách 221 KCN quy hoạch mới, 22 KCN điều chỉnh quy hoạch, và 76 KCN phát triển mở rộng sẽ có chi tiết trong cuốn “Niên giám Bất động sản Công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch phát triển đến năm 2030”. Cuốn sách cung cấp cái nhìn tổng quát, “bản đồ” chi tiết về thị trường Bất động sản Công nghiệp và là công cụ tra cứu, tìm kiếm hữu ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế khi cần tìm kiếm Khu Kinh tế, KCN, cụm công nghiệp tại Việt Nam. Đây là cuốn niên giám được Trung tâm Phát triển Bất động sản Việt Nam – Hiệp hội Bất động sản Việt Nam xuất bản lần 2. Niên giám tổng hợp, thống kê chi tiết các Khu kinh tế, Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp, trung tâm logistic, cảng biển, sân bay, ga tàu… trên toàn quốc đã cập nhật theo quy hoạch mới nhất.

Bất động sản công nghiệp là bất động sản được sử dụng cho mục đích kinh doanh hoặc sản xuất công nghiệp. Các bất động sản này bao gồm nhà xưởng, kho bãi, nhà máy, trung tâm phân phối, logistic, cơ sở hạ tầng công nghiệp, văn phòng, nhà ở cho công nhân và các khu đất có tiềm năng phát triển công nghiệp tại các Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…

Tuy thị trường đã có nhiều nguồn kênh đa dạng cho việc tra cứu và tìm kiếm thông tin về bất động sản nói chung và bất động sản công nghiệp nói riêng. Nhưng nhà đầu tư trong nước, đặc biệt là nhà đầu tư quốc tế còn gặp khó khăn khi chưa có nguồn, kênh để tiếp cận, cập nhật đầy đủ, mới nhất theo quy hoạch của từng địa phương trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, gần 3 năm qua, Hội đồng chuyên gia, Ban Biên tập của Trung tâm phát triển Bất động sản – Hiệp hội bất động sản Việt Nam đã nỗ lực quyết tâm tổ chức nghiên cứu, thống kê, biên soạn “Niên giám Bất động sản Công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch phát triển đến năm 2030”. Cuốn sách được biên soạn bằng 2 ngôn ngữ Tiếng Anh và Tiếng Việt và dự kiến phát hành vào cuối quý I đầu quý II năm 2025./.

Theo thống kê mới nhất của Hội đồng chuyên gia, Ban Biên tập “Niên giám Bất động sản Công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch phát triển đến năm 2030”.

+ KHU KINH TẾ tại Việt Nam có:

19 Khu Kinh tế ven biển

25 Khu kinh tế cửa khẩu

+ KHU CÔNG NGHIỆP quy hoạch phát triển đến năm 2030 sẽ là

– 445 Khu công nghiệp đang hoạt động

– 83 Khu công nghiệp dự kiến mở rộng và phát triển

– 21 Khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch

– 221 Khu công nghiệp quy hoạch mới

– 297 khu công nghiệp dự kiến thành lập khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

+ CỤM CÔNG NGHIỆP quy hoạch phát triển đến năm 2030 sẽ là

– 492 Cụm công nghiệp đang hoạt động

– 330 Cụm công nghiệp dự kiến mở rộng và phát triển

– 94 Cụm công nghiệp điều chỉnh quy hoạch

– 933 Cụm công nghiệp quy hoạch mới

– 212 Cụm công nghiệp dự kiến thành lập khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

+ LOGISTIC tại Việt Nam có:

– Danh sách các trung tâm logistics tại Việt Nam

– 22 sân bay tại Việt Nam

– 252 ga tàu tại Việt Nam

– 296 bến cảng, cảng biển tại Việt Nam

Danh sách chi tiết về Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, trung tâm logistic, sân bay, ga tàu, cảng biển Việt Nam sẽ có trong “Niên giám Bất động sản Công nghiệp Việt Nam – Quy hoạch phát triển đến năm 2030”./.