Công nghệ, Khoa học & đời sống, Thông tin
Thấy ‘gáo nước’ trong nhà dân, chuyên gia liền thẩm định: Kết quả bị ‘sốc nặng’!
Thấy ‘gáo nước’ trong nhà dân, chuyên gia liền thẩm định: Kết quả bị ‘sốc nặng’!
Thuy Anh |
(Tổ Quốc) – Có lẽ những người này không bao giờ ngờ rằng mình đang dùng một chiếc gáo trị giá vài trăm tỷ đồng.
Theo ghi chép lịch sử, vào giữa thời Tây Hán, những thứ như bàn là đã xuất hiện trong dân gian và được sử dụng rộng rãi. Thậm chí, trong “Đỗ Dự Tập” có ghi lại rằng vào thời nhà Tấn, bàn là, bồn tắm đã trở thành những thứ thiết yếu của người dân mỗi hộ gia đình đều phải có.
Vào thời Đông Hán, sách “Thuyết văn giải tự” có nhắc đến bàn ủi lúc bấy giờ giống như cái gáo nước ngày nay. Phần đầu của nó giống như một chiếc chậu nhỏ và nửa phần sau là một tay cầm dài chắc chắn. Khi cần sử dụng, người ta có thể hơ phần đầu trước vào lửa cho nóng rồi dùng để ủi quần áo. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng để lấy nước.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, tại một ngôi làng nhỏ gần Phúc Kiến, Trung Quốc, một người đã đào được vật bằng đồng phủ đầy lớp gỉ xanh. Nhưng vì xung quanh không có thứ gì khác nên người công nhân tin rằng thứ này không phải là đồ cổ.
Anh ta quyết định mang thứ này về nhà mình để múc nước. Khoảng 10 năm sau, các chuyên gia đến khu vực này để điều tra một di tích cổ. Người công nhân chợt nhớ ra cái gáo nước nhà mình được đào trên công trường và tò mò về nguồn gốc của nó nên đã chạy đến hỏi các nhà khoa học.
Mẫu bàn ủi cổ đã được tìm thấy trong lịch sử. Hình ảnh: 163
Khi chứng kiến vật mà anh chàng này mang ra, những chuyên gia đầu ngành chết lặng. Họ phát hiện ra rằng toàn bộ ‘chiếc gáo’ được bọc bởi một lớp gỉ chưa được lau sạch, và nó còn tương đối nguyên vẹn. Phần đầu phía trước của chiếc gáo nước này có bụng tròn giống với miêu tả về bàn ủi cổ trong tư liệu.
Sau khi quan sát kỹ lưỡng, các chuyên gia cho rằng đây là chiếc bàn là cổ được bảo quản tốt nên có giá trị nghiên cứu rất cao. Sau khi được phép, họ đã mang chiếc bàn là về để thẩm định.
Kết quả thẩm định khiến các chuyên gia sốc nặng – Chiếc bàn ủi này thực sự là một di vật cách đây gần 2000 năm. Theo các dữ liệu lịch sử, vì tính dẫn nhiệt cao, nên đồ đồng được thiết kế như một dụng cụ tra tấn để tra tấn tù nhân. Tuy nhiên, sau này khoa học kỹ thuật ngày càng tân tiến thì các phương pháp và kỹ thuật tra khảo cũng dần thay đổi.
Bàn là vốn dĩ là công cụ tra tấn, sau này nó được con người sử dụng với chức năng khác.
Vào thời nhà Hán và nhà Đường, bàn là được đổ đầy nước nóng vào phần phình ra ở phía trước, sau đó được sử dụng để ủi một số sản phẩm lụa. Nhưng vì không phải ai cũng có thể sử dụng nước nóng nên thay vào đó, người ta cho than đỏ vào trực tiếp bên trong. Đây chính là cơ chế hoạt động của chiếc bàn là cổ xưa.
Còn những loại bàn là cao cấp hơn, có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn thì chỉ có con nhà quyền quý mới được sử dụng. Dựa trên niên đại của chiếc bàn là này, có thể thấy người Trung Quốc đã đi trước nhân loại gần 1900 năm.
Có thể nói đây là phát minh bàn ủi đầu tiên trên thế giới. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng giá trị của nó ít nhất cũng lên tới hàng trăm triệu NDT là điều không có gì đáng ngạc nhiên.
Mặc dù không tìm thấy ngôi mộ cổ nào, nhưng đối với các chuyên gia, chiếc bàn là này đã là một thu hoạch lớn. Cho dù không có chữ khắc ở bên trên, cũng không có manh mối về giai đoạn ra đời nhưng sự xuất hiện của nó vẫn mang lại giá trị nhất định cho việc nghiên cứu lịch sử.
Nguồn: http://ttvn.toquoc.vn/thay-gao-nuoc-trong-nha-dan-chuyen-gia-lien-tham-dinh-ket-qua-bi-soc-nang-820211311161415869.htm |