Sau khi phàn nàn gì đó, chân dài say rượu mặc nội y bất ngờ bị nam nhân viên rửa ô tô xịt bọt tuyết đầy người.

Tiếp đến, anh ta còn xịt nước khắp người cô như… rửa ô tô. Thế là cô nàng tỉnh rượu luôn.

Sự việc diễn ra ở Nga mới đây.

Thợ rửa ô tô xịt bọt tuyết và nước khắp người chân dài.

Xem clip này, dân mạng bình luận dí dỏm rằng chân dài được khử trùng ngừa nCoV bằng bọt tuyết và nước ở nơi rửa ô tô.

Bên cạnh đó, vài người thắc mắc bọt tuyết làm bằng chất gì và có gây ảnh hưởng đến sức khỏe cô gái không?

Bọt tuyết dùng để rửa xe là chất gì?

Cái tên bọt tuyết xuất phát từ việc hóa chất phun ra từ bình tạo bọt có màu trắng và nhìn giống với tuyết rơi.

Bọt tuyết dùng để rửa xe là loại dung dịch được pha chế theo tỉ lệ nhất định các chất tẩy rửa, dưỡng bóng xe, tạo hương thơm tổng hợp với nhau.

Chất tạo bọt tuyết phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố khi rửa xe là tẩy sạch chất bám bẩn, làm bóng sơn và lốp xe, chống bám bụi trong thời gian dài, có mùi hương và không gây hại cho người dùng.

Phương pháp này được ưa chuộng không phải vì phun bọt lên xe trông đẹp hơn mà ngoài khả năng tẩy rửa chất bẩn bám lên bề mặt, dung dịch bọt tuyết còn chống bám bụi và dưỡng bóng cho xe.

Nói bọt tuyết không gây hại nhưng nếu ai đó bị xịt lên toàn thân thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách pha nước rửa xe bọt tuyết

Dung dịch bọt tuyết dùng rửa xe phải được phải pha với nước theo tỷ lệ nhất định, do nhà sản xuất quy định riêng và có ghi trên bao bì.

Để có được hiệu quả cao nhất, bạn pha dung dịch bọt tuyết rửa ô tô, xe máy theo công thức:

Dung dịch rửa xe loại bình thường thì pha tỉ lệ là 1:40;

Dung dịch loại đặc 1:80;

Dung dịch siêu đặc 1:120.

Từ tỷ lệ pha và số lượng xe rửa, bạn tính toán ra thể tích dung dịch phù hợp dùng cho tiệm của mình để dùng trong ngày.

Việc pha dung dịch rửa xe còn phụ thuộc vào số lượng phương tiện cần làm sạch để không gây lãng phí. Nếu sử dụng sang ngày hôm sau thì hiệu quả làm sạch không cao.

Bọt tuyết tẩy sạch những vết bẩn cứng đầu trên bề mặt và bảo vệ màu sơn xe.

Bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ làm sạch như bình xịt, giẻ lau, găng tay cao su, máy rửa xe chuyên dụng, bàn chải,…

Đầu tiên, bạn xịt toàn thân xe bằng nước sạch rồi phun dung dịch bọt tuyết trực tiếp lên bề mặt. Tiếp theo, bạn dùng khăn lau cọ các vết bẩn, sau đó xả lại bằng nước sạch. Cuối cùng, bạn lấy khăn khô lau lại xe.

Hai cô gái và chàng trai bốc cháy vì bình xịt tạo bọt tuyết

Tháng 12.2017, dân mạng xôn xao vì clip hai cô gái ở Tehran, Iran bốc cháy và bị bỏng nặng trong bữa tiệc sinh nhật.

Một người bạn đã dùng bình xịt tạo bọt tuyết phun vào nhân vật chính nhưng lửa từ nến sinh nhật đã bắt cháy nạn nhân cùng cô bạn bên cạnh khiến cả hai bị bỏng nặng.

Trước đó, ngày 27.11.2017, Fayaz Ali Memon (sống ở thành phố Hyderabad, Pakistan) cũng bị bỏng nặng khi tổ chức sinh nhật. Nhiều người đốt pháo bông trên bánh sinh nhật. Sau đó, một số người xịt bọt tuyết lên khắp người của chủ nhân bữa tiệc. Bọt tuyết bén lửa từ pháo bông khiến chàng trai vừa tròn 21 tuổi bốc cháy dữ dội. Fayaz Ali Memon bị bỏng trên cổ, tai và mặt.

Bình xịt tạo bọt tuyết là đồ chơi được nhiều bạn trẻ ưa chuộng, đặc biệt trong dịp Giáng sinh. Song nếu không cẩn trọng, bình xịt tạo bọt tuyết có thể trở thành vũ khí gây ra những vụ tai nạn thương tâm. Lý do vì chỉ cần bị bén lửa, bọt tuyết trở thành chất dẫn lửa cực nhạy.

Theo motthegioi.vn