Không phải kim cương, đâu là vật liệu đắt nhất trên thế giới?

Không phải kim cương, đâu là vật liệu đắt nhất trên thế giới?

Minh Hằng |

(Tổ Quốc) – Vì khó sản xuất nên một số vật liệu có giá trị lên tới hàng triệu, hoặc thậm trí hàng tỷ USD cho mỗi gram.

Không phải vàng, bạc, hóa ra đây mới là những vật liệu có giá đắt nhất trên thế giới.

1. Phản vật chất

Không phải kim cương, đâu là vật liệu đắt nhất trên thế giới? - Ảnh 1.

Phản vật chất là loại vật liệu đắt nhất trên thế giới hiện nay. Ảnh: NatGeo

Đến nay, phản vật chất vẫn được coi là vật liệu đắt giá nhất ở trên Trái Đất. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã sản xuất được một lượng rất nhỏ, nhưng hiện nay lại không có cách nào để lưu trữ phản vật chất.

Trên thực tế, theo các chuyên gia, việc sản xuất đòi hỏi công nghệ vô cùng phức tạp như ở Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu. Do đó, nếu tồn tại thì một gram phản vật chất sẽ trị giá khoảng 80 nghìn tỷ USD.

Giá của mỗi gram phản vật chất sẽ dao động từ 62,5 – 100 nghìn tỷ USD.

2. Endohedral fullerenes

Không phải kim cương, đâu là vật liệu đắt nhất trên thế giới? - Ảnh 2.

Mô hình vật liệu Endohedral fullerenes. Ảnh: ĐH Oxford

Đây là phân tử fullerence, thường có thêm nguyên tử, ion hoặc những cụm ở bên trong cấu trúc hình cầu. Endohedral fullerenes được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1985. Về cơ bản, Endohedral fullerenes là lồng nguyên tử gồm các nguyên tử carbon với một nguyên tử nitơ bị mắc kẹt bên trong. Loại vật liệu này có thể có nhiều ứng dụng cho đồng hồ nguyên tử chính xác cao.

Thực tế giá của mỗi gram vật liệu này dao động từ 145 – 167 triệu USD.

3. Californium

Không phải kim cương, đâu là vật liệu đắt nhất trên thế giới? - Ảnh 3.

Mỗi gram californium có giá hàng triệu USD. Ảnh: kickassfacts

Đây là một trong những vật chất đắt giá nhất trên thế giới. Các nhà khoa học đa tạo ra californium bằng cách bắn phá curium bằng hạt alpha. Phản ứng này tạo ra nguyên tố hóa học phóng xạ với số nguyên tử là 98. Hiện nay, các nhà khoa học đã biết tới 10 đồng vị của californium. Vật liệu này có thể được dùng trong điều trị một số dạng ung thư, phát hiện vàng và bạc trong quặng, dầu còn sót lại tại nguồn dự trữ gần cạn kiệt.

Dù californium chỉ được tạo ra bằng phương pháp nhân tạo ở trên Trái Đất, nhưng lại được cho rằng có nguồn gốc từ vụ nổ siêu tân tinh.

Giá của mỗi gram californium dao động từ 10 – 27 triệu USD.

4. Kim cương

Không phải kim cương, đâu là vật liệu đắt nhất trên thế giới? - Ảnh 4.

Viên kim cương xanh lớn nhất thế giới tên là “The De Beers Cullinan Blue”, được bán với giá 57,5 triệu USD vào tháng 4/2022. Ảnh: Sotheby

So với các loại vật chất trên, kim cương có lẽ là thứ quen thuộc nhất. Kim cương tự nhiên từ lâu đã được đánh giá cao về vẻ đẹp và độ cứng. Chúng là vật liệu cứng nhất trên Trái Đất với cấp 10 trên thang Moh.

Theo các chuyên gia, kim cương được hình thành ở độ sâu rât lớn của lớp vỏ Trái Đất và lớp phủ phía trên, trong điều kiện và áp suất khắc nghiệt. Trong số các loại kim cương, kim cương xanh cực kỳ hiếm và chỉ được tìm thấy ở 3 khu vực là Úc, Nam Phi và Ấn Độ.

Độ cứng của kim cương mang lại nhiều ứng dụng trong công nghiệp. So với kim cương tự nhiên, kim cương nhân tạo rẻ hơn rất nhiều. Hiện nay, trang sức kim cương cũng là một trong những lựa chọn phổ biến cho nhẫn đính hôn.

Giá của mỗi carat kim cương từ 1.500 – 100.000 USD, tùy thuộc vào độ tinh khiết, màu sắc…

5. Tritium

Không phải kim cương, đâu là vật liệu đắt nhất trên thế giới? - Ảnh 5.

Tritium là vật liệu đắt giá và có nhiều ứng dụng. Ảnh: Hackaday

Theo các chuyên gia, tritium được hình thành ở trung tâm lò phản ứng thông qua bức xạ lithium hoặc viên gốm chứa lithium. Đây là một dạng siêu nặng của hydro, đồng thời cũng là một trong những vật liệu đắt nhất trên Trái Đất.

Hiện nay, tritium cũng là một thành phần quan trọng được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho một số vũ khí hạt nhân. Đôi khi, vật liệu này còn được sử dụng cho những thứ như kim đồng hồ đeo tay, hoặc một chất đánh dấu trong nghiên cứu y sinh và học thuật.

Tuy nhiên, tia beta do vật liệu này tạo ra lại rất yếu và không thể xuyên qua da người. Ngoài ra, tritium cũng có ít nguy cơ đe dọa sức khỏe nếu không may nuốt phải.

Giá của mỗi gram tritium hiện nay là 36.267 USD.

6. Taaffeite

Không phải kim cương, đâu là vật liệu đắt nhất trên thế giới? - Ảnh 6.

Taaffeite thậm chí còn hiếm hơn cả kim cương. Ảnh: Nationaljeweler

Đây là loại đá cực kỳ quý hiếm. Loại đá này có các màu từ đỏ đến tím, thậm chí còn hiếm hơn kim cương rất nhiều. Đây có thể là lý do nhiều nhà sưu tập lại săn đón đá Taaffeite. Do không được dùng nhiều vào các mặt hàng trang sức nên đó có thể là nguyên nhân khiến giá của loại đá quý này vẫn còn không quá cao như vậy.

Những viên đá quý này chủ yếu được tìm thấy ở Tanzania. Giá của đá Taffeite khoảng 1.500 – 2.500 USD cho mỗi carat.

7. Painite 

Không phải kim cương, đâu là vật liệu đắt nhất trên thế giới? - Ảnh 7.

Đá painite cực kỳ khan hiếm trên thế giới. Ảnh: Luxedigital

Đá Painite có màu đỏ cam, đỏ nâu và là một vật liệu đắt giá khác mà có thể rất ít người biết đến. Nó chỉ mới được công nhận là một loại đá quý vào những năm 1950 sau khi tìm thấy ở Myanmar. Painite cực kỳ quý hiếm vì nó có chứa zirconium và boron, những nguyên tố hóa học thường không có liên kết với nhau ở trong tự nhiên. Hiện nay, trên toàn thế giới ước tính chỉ có rất ít đá painite tồn tại.

Do sự khan hiếm nên đá painite có giá từ 50.000 – 60.000 USD cho mỗi carat.

Bài viết tham khảo nguồn: Indiatoday, Interestingengineering

Nguồn: https://ttvn.toquoc.vn/khong-phai-kim-cuong-dau-la-vat-lieu-dat-nhat-tren-the-gioi-20221231105553186.htm