Quật mồ đốt xác ở Tiền Giang: Chân dung chủ nợ máu lạnh

Quật mồ đốt xác ở Tiền Giang: Chân dung chủ nợ máu lạnh

(Kiến Thức) – Không đòi được khoản nợ cho vay, ông Lâm Văn Quýnh dẫn theo đàn em đến quật mồ mẹ vợ của ông K. tại Kiên Giang lên và đốt khiến cho du luận vô cùng bức xúc.

Ngày 28/5, Công an huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết đang điều tra làm rõ vụ “xâm phạm mồ mả, thi thể, hài cốt” xảy ra ở ấp Hậu Vinh, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè.

Trước đó ngày 12/5, một nhóm người do ông Lâm Văn Quýnh (ngụ phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú, TPHCM) cầm đầu đến nhà ông Nguyễn Văn K. (58 tuổi) đòi nợ nhưng không được.

Ông Quýnh đã cho người đập phá mồ mả cụ H. (mẹ vợ ông K.), sau đó quật mồ đốt hài cốt cụ H. Ngôi mộ cụ H. được xây dựng kiên cố đã 10 năm nay, nằm trên phần đất mà ông K. và vợ được hưởng thừa kế và đang sinh sống.

Theo thông tin ban đầu ban đầu, vào năm 2019, ông K. có vay của ông Quýnh số tiền 300 triệu đồng với lãi suất 18 triệu đồng/tháng (tức lãi suất 72%/năm). Ông K. đã lập hợp đồng thế chấp một thửa đất ở xã Hậu Thành cho ông Quýnh.

Căn nhà ông K. bị ông Quýnh cho đàn em phá tan tành, đào hài cốt mẹ vợ ông K. lên đốt 

Sau khi vay, ông K. đóng lãi cho ông Quýnh đến tháng 2/2020 thì không có khả năng trả lãi. Vào ngày 12/5, ông Quýnh đã dẫn một số người đến thửa đất được thế chấp để đào phần mộ của mẹ vợ ông K. mang đi đốt.

Hiện tại từ cổng rào đến các buồng ngủ nhà ông K. đều mở toang các cửa. Ngôi mộ cụ H. nằm nép bên phải trước sân nhà. Mộ làm bằng gạch đá, bê tông kiên cố đã bị đập phá, đào huyệt ngổn ngang. Nắp huyệt bằng bê tông bị đập vỡ, cạnh đó là một đống tro tàn sau khi hài cốt cụ H. bị đốt. Quan tài gỗ cùng các vật dụng chôn cất cụ H. bị bỏ trong huyệt. Người dân địa phương rất bức xúc khi chứng kiến cảnh tượng trên.

Nhìn nhận vụ việc trên, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Pháp luật Việt Nam không chỉ bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người mà còn bảo vệ cả thì thể, mồ mả, hài cốt của những người đã chết. Bởi vậy mọi hành vi xâm hại trái pháp luật đến tính mạng, sức khỏe, thi thể, mồ mả, hài cốt của người khác đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

Quat mo dot xac o Tien Giang: Chan dung chu no mau lanh-Hinh-2
 Luật sư Đặng Văn Cường

Theo thông tin vụ việc nêu trên thì nhóm đói đối tượng đòi nợ bằng cách đào mộ người thân của người nợ tiền đốt hài cốt ngay giữa sân là một hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, xâm phạm đến vong linh của người đã chết, xâm phạm đến mồ mả, hài cốt nên hành vi còn có dấu hiệu tội phạm của Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt được quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mà, hài cốt

  1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Như vậy, theo thông tin ở trên thì hành vi của đối tượng là đào, phá mồ mả của người khác, đốt hài cốt của người khác là hành vi có dấu hiệu cấu thành tội phạm. Đây là hành vi táng tận lương tâm, coi thường dư luận, bất chấp pháp luật bởi vậy hành vi này hoàn toàn có thể xử lý hình sự theo quy định tại Điều 319 Bộ luật hình sự nêu trên.

Hành vi phá mồ mả, đốt hài cốt nhằm mục đích nhằm mục đích ép buộc người nợ tiền phải trả tiền thì hành vi này được xác định là tình tiết “vì động cơ đê hèn”, hành vi này còn “ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội” nên hành vi này sẽ đối mặt với mức hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù.

Xuân Diệp

Theo kienthuc.net.vn

Trả lời