Động lực mới phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Động lực mới phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được thông báo nâng hạng vào tháng 9/2025 theo tiêu chí của FTSE và chính thức nâng hạng vào tháng 9/2026, TTCK Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc và có thể vươn tới quy mô thị trường khá lớn trong khu vực. 

Ảnh minh họa. Nguồn: IT

Theo ông Bùi Hoàng Hải – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Từ 2 cổ phiếu (CP) đầu tiên, đến nay TTCK Việt Nam đã có hơn 1800 CP được đăng ký niêm yết giao dịch với mức vốn hóa thị trường lên tới 70% GDP (300 tỷ USD),có thể đứng thứ 34 hoặc 35 về tỷ lệ mức vốn hóa lớn nhất trên thế giới. 

Không chỉ thế, thị trường rất sôi động, mức thanh khoản của thị trường trong năm 2024 luôn ở mức gần 1 tỷ USD, đó là chưa tính đến khối lượng trên thị trường trái phiếu chính phủ (khoảng 8 – 9 nghìn tỷ đồng/phiên) và trái phiếu doanh nghiệp.

“Do vậy, có thể nói, nếu chỉ tính theo tính thanh khoản, TTCK Việt Nam có thể tự tin là một trong những thị trường sôi động nhất tại Đông Nam Á.” – ông Hải khẳng định. 

Theo ông Bùi Hoàng Hải – Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Từ 2 cổ phiếu (CP) đầu tiên, đến nay TTCK Việt Nam đã có hơn 1800 CP được đăng ký niêm yết giao dịch với mức vốn hóa thị trường lên tới 70% GDP (300 tỷ USD),có thể đứng thứ 34 hoặc 35 về tỷ lệ mức vốn hóa lớn nhất trên thế giới. 

Không chỉ thế, thị trường rất sôi động, mức thanh khoản của thị trường trong năm 2024 luôn ở mức gần 1 tỷ USD, đó là chưa tính đến khối lượng trên thị trường trái phiếu chính phủ (khoảng 8 – 9 nghìn tỷ đồng/phiên) và trái phiếu doanh nghiệp.
“Do vậy, có thể nói, nếu chỉ tính theo tính thanh khoản, TTCK Việt Nam có thể tự tin là một trong những thị trường sôi động nhất tại Đông Nam Á.” – ông Hải khẳng định. 

Theo bà Lê Thị Lệ Hằng, Giám đốc chiến lược Công ty chứng khoán SSI, cần phải có “tính mới” trên thị trường nhằm thu hút các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài.

Bà Hằng cho biết, hiện nay, các NĐT nước ngoài đánh giá thị trường Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng rất lớn nhờ dân số trẻ, GDP tăng trưởng cao nhất so với các thị trường láng giềng. Hơn nữa, Việt Nam còn có nguồn vốn FDI dồi dào. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có những hạn chế như: Thị trường phải ký quỹ 100% trước khi giao dịch, điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn cho các NĐT nước ngoài khi họ phải đầu tư và giao dịch khi tiền chưa về đến nơi hoặc có thể khi họ chưa kịp chuẩn bị được tiền hoặc chuyển tiền vào rồi mà chưa được giao dịch. Ngoài ra, tỷ lệ room nước ngoài chưa cao cũng là một rào cản cho các NĐT nước ngoài.Tuy nhiên, theo bà Hằng, trong những năm vừa qua, TTCK Việt Nam không có nhiều lựa chọn mới. Đơn cử như nhìn vào rổ VN30 chưa có thêm doanh nghiệp nào mới. Điều này dẫn đến việc, NĐT nước ngoài dù có muốn phân bổ nhiều vào thị trường Việt Nam ngay tức khắc họ cũng sẽ phải chờ, cũng như chờ được nới room để có nhiều thanh khoản hơn. Thật sự, các NĐT nước ngoài kỳ vọng TTCK Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi…

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Techcombank (TCBS) cho rằng: Việc đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa các kênh đầu tư là một xu thế tất yếu để phát triển TTCK Việt Nam. 

Theo bà Hiền, việc phân bổ thêm nhiều tài sản vào thị trường tài chính và sử dụng công nghệ sẽ là xu hướng phát triển của TTCK Việt Nam trong thời gian tới. Sẽ không chỉ có cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ mà thị trường sẽ có thêm nhiều sản phẩm đầu tư khác và càng ngày tỷ trọng mà nhà đầu tư phân bổ vào tài sản tài chính sẽ nhiều hơn và sản phẩm phi tài chính sẽ giảm đi. Đồng thời xu hướng tập trung vào công nghệ, đi vào mô hình phát triển bền vững nhờ công nghệ, phát triển Plaffom./.

T.Trang

Nguồn: https://doanhnghiepvathuongmai.vn/bai-viet/dong-luc-moi-phat-trien-thi-truong-chung-khoan-viet-nam.phtml