Theo Bộ Công Thương, C5 bao gồm 5 nước Cộng hòa thuộc Trung Á là: Kazakhstan, Kyrgyzstan, Takjikistan, Turkmenistan, Uzbekistan. Đây là những quốc gia có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Việt Nam và việc tăng cường hợp tác với khu vực này thường xuyên được lãnh đạo cấp cao hai bên quan tâm thúc đẩy trong thời gian vừa qua. Mặc dù vậy, hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và C5 hiện vẫn ở mức rất khiêm tốn, trong khi đó hai bên hiện vẫn còn nhiều tiềm năng và dư địa hợp tác.
Trong bối cảnh C5 đang nổi lên như một khu vực có tầm quan trọng về địa chính trị, địa kinh tế trên thế giới và được nhiều quốc gia lớn như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu… đẩy mạnh hợp tác, thì việc xây dựng và triển khai các giải pháp tổng thể để thúc đẩy hợp tác kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và các nước C5 là rất cần thiết.Do vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
Trong năm 2022, kim ngạch thương mại giữa Kazakhstan và Việt Nam đạt gần 600 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Kazakhstan đạt 525 triệu USD, nhập khẩu từ Kazakhstan về Việt Nam đạt 60 triệu USD. Kazakhstan là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong EAEU. Về đầu tư, Kazakhstan có 5 dự án FDI tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký khoảng 500.000 USD. Hiện nay, đã có nhiều doanh nhân Kazakhstan coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, hợp tác đầu tư m |
Thứ nhất, hoàn thiện và mở rộng các khung khổ pháp lý trong hợp tác kinh tế – thương mại.
Với giải pháp này, Bộ trưởng Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị nghiên cứu xây dựng Đề án thúc đẩy hợp tác kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và C5.
Xem xét tổ chức Hội nghị trực tuyến ở cấp Bộ trưởng, Thứ trưởng phụ trách thương mại giữa Việt Nam và C5; đồng thời nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ chế Ủy ban liên Chính phủ (UBLCP) với Kazakhstan và Uzbekistan để rà soát các khó khăn, vướng mắc trong hợp tác song phương, qua đó tìm kiếm các phương hướng giải quyết cụ thể.
Riêng đối với các quốc gia hiện chưa có cơ chế UBLCP với Việt Nam như: Kyrgyzstan, Tajkistan, Turmenistan… cần nghiên cứu tổ chức cơ chế tham vấn kinh tế thương mại, trước mắt ở cấp lãnh đạo vụ để xây dựng, thống nhất các khung đau khổ hợp lý giữa hai bên.
Đồng thời, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ sở có liên quan nghiên cứu trao đổi và kết thúc các hiệp định trong lĩnh vực kiểm tra thực vật, động vật, công nhận lẫn nhau về chứng chỉ chất lượng sản phẩm… để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các nước C5.
Nghiên cứu cơ chế phối hợp với hiệp hội, ngành hàng để hỗ trợ giải quyết vấn đề và thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên.
Xây dựng Cổng thông tin điện tử kết nối doanh nghiệp Việt Nam và các nước C5 khu vực Trung Á |
Mặt khác, kết hợp với Cục Công nghiệp, Vụ Dầu khí và Than, Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương và các hiệp hội ngành hàng nghiên cứu thúc đẩy nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ các ngành sản xuất của Việt Nam mà các nước C5 có thế mạnh như: dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản, bông sợi…
Thứ hai, giải pháp về chính sách thông tin được hỗ trợ, thị trường.
Với giải pháp này, Bộ trưởng Bộ Công Thương giao Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ chủ trì, phối hợp các đơn vị thiết lập các mối liên kết phối hợp với các bộ liên kết ngành của bạn hướng tới trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin chính sách thị trường, nghiên cứu việc tổ chức các đoàn công tác để tiến hành khảo sát thực tế khu vực thị trường C5, nhằm xây dựng các mô hình hợp tác trao đổi thông tin phục vụ cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Cùng với đó, nghiên cứu tổ chức hội thảo bàn tròn nghiên cứu giới thiệu về thị trường C5 tới các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp; soạn thảo và xuất bản tài liệu, cẩm nang giới thiệu thông tin về thị trường Trung Á cho doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp thanh toán, hiệu quả logistics, đảm bảo mức độ ưu tiên, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong giao dịch sản xuất tại khu vực này.
Bộ trưởng Bộ Công Thương giao Cục Phòng vệ thương mại chủ trì, phối hợp với Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ đẩy mạnh công tác cảnh bảo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại của khu vực Trung Á đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với Cục Xuất nhập khẩu, Bộ trưởng giao chủ trì, phối hợp các đơn vị tổ chức tuyên truyền, đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa và tiếp tục đơn giản hóa thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, để cộng đồng doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi mang lại từ Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu.
Thứ ba, giải pháp về tăng cường công tác xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp.
Với giải pháp này, Bộ trưởng giao Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ triển khai việc thành lập Cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Kazakhstan (kiêm nhiệm 4 nước C5 còn lại); chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số nghiên cứu xây dựng Cổng thông tin điện tử kết nối doanh nghiệp Việt Nam và C5.
Song song đó, tăng cường nghiên cứu các chính sách của C5 để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư, giao thương vào thị trường khu vực này nhằm khai thác triệt để các lợi thế sẵn có của C5.
Với Cục Xúc tiến thương mại, Bộ trưởng giao chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị nghiên cứu tổ chức thường niên các đoàn xúc tiến thương mại – đầu tư tham dự các hội chợ, triển lãm, hội thảo lớn và uy tín được tổ chức tại các nước khu vực C5, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối giao thương với các doanh nghiệp thuộc khu vực trên; tăng cường quảng bá các ngành hàng, thương hiệu, hàng hóa của Việt Nam (đặc biệt là các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam) đến người tiêu dùng và cộng đồng doanh nghiệp các nước.
Duy trì quảng bá về các chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức triển lãm, hội chợ lớn trong nước để thu hút giới doanh nghiệp C5 đến Việt Nam tìm đối tác, nguồn hàng.
Thứ tư, giải pháp về thúc đẩy hợp tác trong mô hình kinh tế mới.
Với giải pháp này, Bộ trưởng chỉ đạo Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan và phía bạn hỗ trợ cung cấp thông tin, cũng như tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
Cục Công nghiệp chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị nghiên cứu cơ chế thúc đẩy hợp tác với các nước C5 trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là những ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp xanh…
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị phối hợp với các cơ quan liên quan của phía bạn hỗ trợ cung cấp thông tin và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai bên mở rộng hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số./.