Trong vòng 9 tháng từ số tiền vay 10.648.086.000 đồng thành khoản nợ 26.500.000.000 đồng.
Theo đơn và hợp đồng vay tiền mặt của ông Trần Văn Sang và Đoàn Văn Sang thể hiện: Ngày 09/10/2019 ông Trần Văn Sang đã ký giấy mượn tiền với nội dung ông Trần Văn Sang đã mượn của ông Nguyễn Tấn Tín với số tiền là 5 tỷ đồng thời hạn thanh toán trong vòng 10 ngày. Sau đó ông Nguyễn Tấn Tín chuyển vào tài khoản của ông Trần Văn Sang 4.850.000.000 triệu (Bằng chữ Bốn tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng), số tiền 150.000.000 triệu đồng (một trăm năm mươi triệu đồng) là tiền tạm ứng lãi một ngày mà ông Tín thu trước.
Hợp đồng vay tiền
Khoảng một tháng sau, ngày 06/11/2019 ông Trần Văn Sang đã ký hợp đồng vay tiền với nội dung bên A (bên cho vay) là ông Nguyễn Tấn Tín và bên B (bên vay) là ông Trần Văn Sang. Với số tiền cho vay là 10 tỷ đồng chẵn, thời hạn cam kết cho vay là 10 ngày tính từ ngày 06/11/2019 đến ngày 16/11/2019 ông Trần Văn sang sẽ thanh toán cho ông Nguyễn Tấn Tín. Tuy nhiên số tiền mà ông Trần Văn Sang thực nhận là 5.798.086.000 ngàn đồng (năm tỷ bảy trăm chín mươi tám triệu không trăm tám mươi sáu nghìn đồng). Số tiền còn lại 4.201.914.000 ngàn đồng (bốn tỷ hai trăm lẻ một triệu đồng chín trăm mười bốn ngàn đồng) thì ông Nguyễn Tấn Tín đã trừ vào khoản lãi của khoản vay 5 tỷ đồng mà ông Trần Văn Sang đã ký ngày 01/10/2019 trước đó.
Đến ngày 20/12/2019 ông Trần Văn Sang trả cho ông Nguyễn Tấn Tín với số tiền gốc là 4 tỷ đồng, người chuyển khoản cho ông Tín là Lê Mai Hồng Như là nhân viên của ông Trần Văn Sang chuyển khoản. Đến ngày 28/12/2019 ông Trần Văn Sang trả thêm cho ông Nguyễn Tấn Tín với số tiền gốc là 2 tỷ đồng do Cao Lê Thùy Vi là nhân viên của ông Trần Văn Sang chuyển khoản. Như vậy, tổng số tiền ông Trần Văn Sang còn nợ ông Nguyễn Tấn Tín là 9 tỷ đồng.
Ông Sang trình bày, ngày 22/01/2020 ông Nguyễn Tấn Tín đến Công ty Cát Tường, và gây sức ép yêu cầu ông Trần Văn Sang ký hợp đồng vay tiền với số tiền là 11.300.000.000 triệu đồng (mười một tỷ ba trăm triệu đồng) là khoản tiền gốc 9.000.000.000 đồng (chín tỷ đồng) ông Trần Văn Sang còn nợ ông Nguyễn Tấn Tín là 2.300.000.000 triệu đồng (hai tỷ ba trăm triệu đồng) là tiền lãi. Ngày 21/03/2019 ông Nguyễn Tấn Tín đến công ty Cát Tường yêu cầu ông Trần Văn Sang ký hợp đồng vay tiền mặt với số tiền là 16.200.000.000 triệu đồng (mười sáu tỷ hai trăm triệu đồng chẵn). Tiếp theo đến ngày 15/05/2020 ông Nguyễn Tấn Tín cùng một số người trong đó có ông Nguyễn Quốc Cường đến công ty Cát Tường và yêu cầu ông Đoàn Văn Snag ký hợp đồng vay tiền với số tiền là 20.500.000.000 triệu đồng (hai mươi tỷ năm trăm triệu đồng). Bên vay là ông Đoàn Văn Sang. Và bên cho vay là ông Nguyễn Quốc Cường sinh năm 1973, hộ khẩu thường trú 16/2 Khu phố 2, phường 4, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Thật sự ông Đoàn Văn Sang không biết gì về khoản tiền trên, vì do ông Nguyễn Tấn Tín yêu cầu ông Đoàn Văn Sang chỉ ký để làm tin, nên ông Sang tin lời ông Tín nên ký, trên cương vị là giám đốc người đại diện pháp luật của công ty Cát Tường.
Ngày 31/7/2020 ông Nguyễn Tấn Tín điện thoại hẹn ông Trần Văn Sang hẹn ra quán cà phê để nói chuyện, sau đó ông Nguyễn Tấn Tín tiếp tục yêu cầu ông Trần Văn Sang ký hợp đồng vay tiền mặt với số tiền là 6.000.000.000 đồng (sáu tỷ đồng) từ số tiền vay 15.000.000.000 đồng (mười lăm tỷ đồng) vào các ngày 01/10/2019 và ngày 06/11/2019.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Sang chỉ nhận được số tiền là 10.648.086.000 ngàn đồng (mười tỷ sáu trăm bốn mươi tám triệu không trăm tám mươi sáu ngàn đồng). Ông Nguyễn Tấn Tín yêu cầu ông Trần Văn Sang và ông Đoàn Văn Sang ký các hợp đồng vay tiền lên đến 26.500.000.000 đồng (hai mươi sáu tỷ năm trăm triệu đồng).
Như vây, chỉ trong trong vòng 9 tháng từ số tiền nhận vay 10.648.086.000 đồng lại trở thành khoản nợ 26.500.000.000 đồng.
Hành vi hăm dọa
Ngày 12/04/2024 ông Trần Văn Sang điện thoại mời ông Nguyễn Tấn Tín đến công ty Cát Tường, tại địa chỉ số 212 quốc lộ 50, Ấp 3B, xã Đạo Thạnh Thành, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang để trao đổi về khoản tiền ông Trần Văn Sang nợ ông Nguyễn Tấn Tín.
Khoảng 16h ngày 12/04/2020 ông Trần Văn Sang tiếp ông Nguyễn Tấn Tín và đi cùng một người đàn ông (tự giới thiệu tên Hiếu là công an) và yêu cầu ông Trần Văn Sang và ông Đoàn Văn Sang trả nợ và hăm dọa các ông.
Ông Sang cho rằng, bên cho vay có hành vi cho vay nặng lãi với lãi suất là 255,5%/ năm và có hành vi đe dọa uy hiếp ông.
Quy định của pháp luật về lãi suất cho vay
Mức lãi suất cho vay theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Căn cứ theo Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất vay như sau:
Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, lãi suất cho vay theo Bộ luật Dân sự 2015 sẽ do các bên thỏa thuận, tuy nhiên vẫn có giới hạn về mức lãi suất thỏa thuận giữa các bên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Nguồn: https://tapchitoaan.vn/tien-giang-xung-danh-cong-an-doi-no-tin-dung-den-nguy-co-tiem-an10967.html |