Kinh doanh & pháp luật, Thông tin
Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động thanh, kiểm tra cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ
Tiền Giang: Đẩy mạnh hoạt động thanh, kiểm tra cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ
Tại thời điểm thanh tra, Đoàn thanh tra không thực hiện thanh tra tại 03 cơ sở, do 01 cơ sở đã ngừng kinh doanh và 02 cơ sở đang tạm ngừng kinh doanh. Về đo lường, Đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra thực tế 28 cân phân tích được 27 cơ sở sử dụng trong hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ.
Trong đó, 27/27 cơ sở thực hiện đúng quy định về đo lường trong hoạt động kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ quy định tại Thông tư số 22/2013/TTBKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường và Quyết định số 1550/QĐBKHCN ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Cụ thể: Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo trong sử dụng về phạm vi đo và độ chính xác: 28/28 cân phân tích có phạm vi đo và độ chính xác phù hợp quy định; Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo với quy định về việc kiểm định theo quy định: 28/28 cân phân tích được kiểm định đúng quy định, chứng chỉ kiểm định còn hiệu lực;
Kiểm tra việc thực hiện định kỳ tự kiểm tra, lưu giữ hồ sơ tự kiểm tra định kỳ cân của cơ sở: 27/27 cơ sở thực hiện đúng quy định; Kiểm tra phép đo khối lượng vàng: 25/25 phép đo khối lượng vàng được kiểm tra có sai số của kết quả phép đo nằm trong giới hạn sai số cho phép.
Về công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ: 27/27 cơ sở thực hiện đúng quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Lực lượng chức năng đang tiến hành thanh kiểm tra vàng trang sức, mỹ nghệ. (Ảnh minh họa)
Về ghi nhãn hàng hóa: tại 27 cơ sở, Đoàn thanh tra đã thanh tra thực tế việc ghi nhãn hàng hóa đối với 81 hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ. Kết quả: 26/27 cơ sở thực hiện đúng quy định về ghi nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; 01/27 cơ sở thực hiện chưa đúng quy định về ghi nhãn.
Cụ thể: 80 hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ được ghi nhãn đúng quy định và 01 hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ được ghi nhãn chưa đúng quy định. Cơ sở ghi nhãn không đúng quy định: Doanh nghiệp tư nhân Hoàng Ân, địa chỉ: ấp Mới, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Thông qua hoạt động thanh tra, Đoàn thanh đã tuyên truyền trực tiếp quy định pháp luật trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ (Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường; Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) cho 27 cơ sở được thanh tra.
Cuộc thanh tra được tiến hành đúng tiến độ thời gian, đúng nội dung kế hoạch được phê duyệt và đúng trình tự thủ tục theo quy định. Các cơ sở được thanh tra đã cử người tiếp Đoàn, cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn thanh tra làm vệc.
Qua kết quả thanh tra, nhận thấy phần lớn cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ đã thực hiện đúng quy định theo nội dung thanh tra như sử dụng phương tiện đo có phạm vi đo và độ chính xác phù hợp quy định trong kinh doanh vàng; phương tiện đo được kiểm định theo quy định; cơ sở có thực hiện định kỳ tự kiểm tra, lưu giữ hồ sơ tự kiểm tra định kỳ cân của cơ sở; các phép đo khối lượng vàng đều nằm trong giới hạn sai số cho phép và các cơ sở đã thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ. Tuy nhiên vẫn còn một cơ sở vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa mà nguyên nhân là do cơ sở chủ quan chưa ghi nhãn đính kèm hàng hóa trước khi trưng bày bán cho khách hàng.
Công tác tuyên truyền trực tiếp được lồng ghép trong quá trình thanh tra nhằm giúp các cơ sở kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ thực hiện đúng quy định về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Đoàn thanh tra đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành 01 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 cơ sở đã có hành vi vi phạm hành chính là buôn bán hàng hóa có nhãn không ghi đủ các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 31 và áp dụng mức phạt tiền quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 48, Khoản 49 Điều 2 của Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính Phủ. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm được xác định là 27.800.000 đồng.
Cụ thể: Tổng số tiền phạt là 8.500.000 đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông theo quy định tại Khoản 8 Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được sửa đổi tại Khoản 54 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐCP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ. Cơ sở vi phạm đã nghiêm túc thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính và gửi báo cáo về việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả cho Đoàn thanh tra theo đúng quy định.
An Hạ
Nguồn: https://vietq.vn/tien-giang-day-manh-hoat-dong-thanh-kiem-tra-co-so-kinh-doanh-vang-trang-suc-my-nghe-d211777.html |