Thị trường ngày 22/12: Giá dầu, đồng, quặng sắt hồi phục mạnh, vàng quay đầu giảm

Thị trường ngày 22/12: Giá dầu, đồng, quặng sắt hồi phục mạnh, vàng quay đầu giảm

Minh Quân |

(Tổ Quốc) – Tâm lý ưa chuộng tài sản rủi ro của nhà lại dâng lên đẩy giá dầu, kim loại công nghiệp và các nông sản từ ngũ cốc tới cà phê và đường đều đảo chiều hồi phục mạnh mẽ vào lúc kết thúc phiên 21/12.

Dầu hồi phục

Giá dầu tăng trên 3% khi nhu cầu tài sản rủi ro của các nhà đầu tư hồi phục nhanh chóng sau phiên sụt giảm mạnh mẽ trước đó. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn thận trọng khi virus biến thể Omicron ảnh hưởng đến các kế hoạch đi du lịch trong kỳ nghỉ, làm giảm nhu cầu nhiên liệu trong ngắn hạn.

Kết thúc phiên 21/12, giá dầu Brenr tăng 2,46 USD, tương đương 3,4% lên 37,98 USD/thùng, trong khi dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 2,51 USD, tương đương 3,7% lên 71,12 USD/thùng.

Số ca nhiễm virus biến thể Omicron đang nhân lên nhanh chóng trên khắp châu Âu, Mỹ và châu Á. Ở Nhật Bản, một ổ dịch ở một căn cứ quân sự khiến số ca nhiễm đã tăng ít nhất 180 trường hợp.

Tuy nhiên, công ty dược phẩm Mỹ Moderna Inc đã làm tăng hy vọng khi thông tin rằng kết quả trong phòng thí nghiệm cho thấy tăng cường một liều vắc xin Covid-19 của hãng có thể bảo vệ chống lại biến thể Omicron.

Vàng giảm

Giá vàng giảm trong phiên vừa qua sau khi USD hồi phục một phần mức giảm trước đó và nhu cầu đối với tài sản rủi ro của các nhà đầu tư lại hồi sinh trong bối cảnh thị trường tiếp tục xem xét những rủi ro đối với kinh tế do biến thể Omicron gây ra.

Giá vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 0,2% xuống 1.786,50 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2022 giảm 0,3% xuống 1.788,70 USD.

Chứng khoán Mỹ phục hồi trở lại sau phiên lao dốc trước đó, đồng đô la cũng đang phục hồi cùng với lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ, tất cả đều gây áp lực lên giá vàng.

Giá kim loại tăng

Giá kim loại cơ bản tăng cùng với giá dầu và thị trường chứng khoán khi nhà đầu tư lại tìm tới các tài sản rủi ro khi mà việc cân nhắc tác động của biến thể Omircon đã khiến thị trường lấy lại một chút lạc quan sau 2 ngày bán ra rộng rãi.

Lượng đồng lưu trữ tại các kho có đăng ký LME hiện ở mức 80.000 tấn, tăng so với mức thấp lịch sử 14.150 tấn của tháng 10 nhưng thấp hơn nhiều so với mức cao kỷ lục gần đây. Lượng đồng lưu kho trên sàn Thượng Hải hiện có 34.580 tấn, là mức thấp nhất kể từ năm 2009, còn tồn trữ tại các kho ngoại quan của Trung Quốc đã giảm mạnh.

Ngô, đậu tương tăng mạnh

Tình trạng khô hạn một cách bất lợi ở các khu vực trồng trọt của Nam Mỹ đã đẩy giá ngô Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 7 và đậu tương lên mức cao nhất trong tháng 8. Giá lúa mì phiên này cũng tăng. Sản lượng giảm ở Nam Mỹ có thể thúc đẩy khách hàng chuyển sang mua ngũ cốc Mỹ.

Giá ngô kỳ hạn tháng 3 trên sàn Chicago kết thúc phiên vừa qua tăng 7-1/4 cent lên 5,98-1/4 USD/bushel, trong phiên có lúc chạm mức cao nhất kể từ ngày 14/7 là 5,99 USD. Giá đậu tương giao tháng 1 cũng tăng hơn 15-3/4 cent lên 13,08 USD/bushel và đạt mức giá cao nhất kể từ ngày 30/8 đối với một hợp đồng giao sau 1 tháng. Lúa mì phiên này cũng tăng 21-1/4 cent lên 7,99 USD/bushel và đặt mức giá cao nhất kể từ ngày 8 tháng 12.

Giá đường tăng

Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 tăng 0,15 US cent, tương đương 0,8%, lên 18,74 cent/lb. Hợp đồng này trong phiên liền trước đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 2/12, là 18,52 cent.

Các đại lý cho biết các quỹ đã thu hẹp lại các vị thế mua trong vài ngày qua và khẩu vị rủi ro sẽ phải được khôi phục để thị trường phục hồi đáng kể.

Họ lưu ý rằng các nguyên tắc cơ bản của đường vẫn hỗ trợ xu hướng giá tăng với nhiều người dự đoán thị trường vụ 2021/22 sẽ thiếu hụt chút ít.

Giá đường trắng giao tháng 3 phiên nầy cũng tăng 4,30 USD hay 0,9% lên 492,10 USD/tấn.

Cà phê tăng

Giá cà phê arabica giao tháng 3 kết thúc phiên cũng tăng 4,15 cent, tương đương 1,9%, lên 2,2825 USD/lb, lấy lại một số mặt phần những gì đã mất sau khi giảm mạnh 4,5% trong phiên liền trước.

Cà phê robusta giao tháng 3 phiên này cũng tăng 9 USD, tương đương 0,4% lên 2.317 USD/tấn.

Cao su hồi phục

Giá cao su tại Nhật Bản hồi phục trong phiên vừa qua khi các nhà đầu tư tích cực săn giá hời sau khi giá giảm ở mấy phiên liền trước, mặc dù lo ngại về việc nhiều nước gia tăng hạn chế chống virus biến thể Omicron kiềm chế giá tăng mạnh ở phiên này.

Theo đó, cao su kỳ hạn tháng 5 trên sàn Osaka tăng 1 JPY, tương đương 0,4%, lên 227,7 JPY (2 USD)/kg, sau khi giảm 3% trong phiên liền trước. Hoạt động giao dịch diễn ra thưa thớt vì nhiều thương nhân nước ngoài đã đi du lịch trong kỳ nghỉ lễ.

Trên sàn Thượng Hải, giá cao su phiên này vẫn giảm 135 CNY xuống 14.270 CNY (2.240 USD)/tấn. Trong khi đó, trên sàn Singapore, cao su kỳ hạn tháng 1 tăng 0,2% lên 167,4 US cent/kg.

Quặng sắt đạt mức cao nhất trong nhiều tuần trở lại đây

Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao kỷ lục nhiều tuần, theo đó giá tham chiếu trên các sàn Đại Liên (Trung Quốc) và Singapore đều tăng phiên thứ 4 liên tiếp do kỳ vọng nhu cầu sẽ cải thiện ở nước sản xuất thép hàng đầu thế giới – Trung Quốc.

Kết thúc phiên này, quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn Đại Liên tăng 2,6% so với phiên liền trước, đạt 702 nhân dân tệ (110,18 USD)/tấn, gần sát mức cao nhất kể từ 28/10 là 709 nhân dân tệ đạt được trong cùng phiên.

Trên sàn Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 2 cũng tăng 3,3% lên 128,65 USD/tấn. Quặng sắt nhập khẩu vào Trung Quốc (loại quặng hàm lượng 62% sắt) giao ngay tại cảng biển nước này ngày 20/12 đạt 125 USD/tấn sau chuỗi tăng không nghỉ kể từ 15/12 để đạt mức cao nhất kể từ 13/10.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 22/12: