Giải pháp liên kết dữ liệu thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

Diễn đàn doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững 2024

Theo Tổng hội, năm 2024, dù đối mặt với nhiều thách thức, ngành nông nghiệp vẫn ghi nhận thành tựu ấn tượng. Kim ngạch xuất khẩu nông – lâm – thủy sản ước đạt 62,4 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm trước, trong khi giá trị xuất siêu đạt mức kỷ lục 18,6 tỷ USD, tăng tới 53,1%.

Tại diễn đàn, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT cho rằng, sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà nông còn chưa thật sự tốt, người nông dân vẫn bị động từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Giải pháp liên kết dữ liệu thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam phát biểu tại Diễn đàn

Một vướng mắc nữa là số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn do cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không đủ mạnh; cách huy động, kêu gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chưa thật sự tốt, nên vẫn chưa có sức hấp dẫn, cuốn hút doanh nghiệp.

Do đó, Diễn đàn được tổ chức để các doanh nghiệp ngành nông nghiệp hoặc các doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực nông thôn có nhiều cơ hội đối thoại, giao lưu và thông qua truyền thông để truyền tải những thông điệp, đề xuất, kiến nghị, hiến kế… Từ đó, giúp các cơ quan chức năng kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn hiện nay, cùng nhau chung tay xây dựng một nền nông nghiệp phát triển xanh, bền vững.

Giải pháp liên kết dữ liệu thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Diễn đàn

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao Tổng hội trong hơn 10 năm hoạt động đã thực hiện được nhiều hoạt động có ý nghĩa hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành nông nghiệp và nông dân. Trong đó, có diễn đàn giữa doanh nghiệp và nhà nông được tổ chức hằng năm, nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và tăng cường sự hợp tác giữa các bên.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp, cùng sự nỗ lực, chịu khó của bà con nông dân sẽ đưa ra những giải pháp hiệu quả để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển bền vững, hiệu quả, không những đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn vươn rộng, vươn xa ra trường quốc tế.

“Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ cho người dân, hợp tác xã, hiệp hội, doanh nghiệp. Bộ đề xuất cơ chế chính sách và biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, các nhân là thành viên phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ chuyển đổi số và đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, thương mại nông, lâm, thủy sản”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Liên kết hợp tác chính quyền – viện nghiên cứu – doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững

Thực tế cho thấy, để phát huy mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, cần xác định đúng, đủ và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan. Đây là mấu chốt để hình thành và phát triển các chuỗi cung ứng nông sản. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới động lực vốn tín dụng ngân hàng, bởi thiếu yếu tố này, thì chuỗi liên kết chắc chắn không thể thành công.

Giải pháp liên kết dữ liệu thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

Bà Lê Nguyễn Thiên Nga, Viện trưởng Viện Quản trị Chính sách với bài nghiên cứu tín dụng và giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số và liên thông dữ liệu duốc gia trong k nguyên mới

Hiện nay, cả nước có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát triển và tạo các chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững, nguồn vốn tín dụng cũng như các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với lĩnh vực có tính chất mùa vụ và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như ngành nông nghiệp. Khi dòng vốn tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời sẽ góp phần gia tăng đầu tư cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật, cũng như hệ thống phân phối, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, qua đó nâng cao giá trị nông sản Việt Nam.

Giải pháp liên kết dữ liệu thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp

Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam, các ngân hàng dẫn dắt như VietinBank đã luôn chủ động, tích cực đáp ứng vốn phát triển nông nghiệp, thiết kế rất nhiều sản phẩm đặc thù dành cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Các ngân hàng đã chủ động xây dựng các chính sách, sản phẩm để tạo cơ chế linh hoạt trong việc tài trợ phát triển bền vững trong các lĩnh vực như: Năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, quản lý nước bền vững, nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, xử lý chất thải và chống ô nhiễm.

Diễn đàn đã thu nhận những ý kiến của các chủ thể đóng góp quan trong cho nền nông nghiệp quốc gia, nhằm đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường theo Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050./.