Kinh doanh & pháp luật, Thông tin
Kỹ sư sản xuất, buôn bán giống lúa ‘dởm’ sẽ bị xử lý thế nào?
Kỹ sư sản xuất, buôn bán giống lúa ‘dởm’ sẽ bị xử lý thế nào?
Sản xuất giống lúa “dởm”
Cụ thể, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Lai Châu nhận được nguồn tin của người dân nghi vấn trên thị trường có lúa giống kém chất lượng. Đơn vị đã khẩn trương xây dựng kế hoạch xác minh, ngăn chặn, xử lý không để người nông dân bị thiệt hại do mua phải giống giả và ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Sau thời gian 30 ngày phối hợp với các đơn vị chức năng xác minh ở nhiều địa bàn, các trinh sát, điều tra viên của Phòng Cảnh sát kinh tế đã bóc trần mánh khóe sản xuất giống lúa “một vốn 7 lời” của một kỹ sư nông nghiệp.
Số lượng giống lúa giả bị cơ quan chức năng tạm giữ.
Theo hồ sơ vụ án, trước đây, Duy từng là nhân viên kinh doanh của Công ty Cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bắc Giang (ở thành phố Bắc Giang) được giao phụ trách phát triển thị trường tỉnh Lai Châu. Cuối năm 2023, Duy bị Công ty cho nghỉ việc. Do am hiểu lúa giống F1 Đắc Ưu 11 đang được người dân Lai Châu ưa chuộng có giá bán cao 140.000 đồng/1kg, Duy nảy sinh ý định làm giả loại lúa giống này để bán kiếm lời.
Từ tháng 1/2024, Duy mua 10 tấn thóc bình thường với giá 18.000 đồng/kg, lên mạng đặt mua bao bì có hình thức giống với bao bì sản phẩm lúa giống F1 Đắc Ưu 11 của Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp Bắc Giang độc quyền phân phối. Sau đó, đối tượng mua các máy móc thiết bị như: máy trộn bê tông, máy hàn miệng túi, máy in date cầm tay, cân đồng hồ, thuốc xử lý hạt giống, máy khâu vỏ bao; rồi thuê người trộn thuốc xử lý hạt giống với thóc vào bao bì in nhãn mác. Kết quả, Duy làm giả được 3,8 tấn và chở lên tỉnh Lai Châu chào bán cho một số đại lý quen từ trước.
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Duy, lực lượng chức năng thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu liên quan; truy thu hơn 3.500kg giống lúa giả đối tượng đã bán cho các đại lý. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu tiếp tục điều tra xử lý theo quy định pháp luật.
Cần xử lý nghiêm
Đối chiếu quy định pháp luật tại Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa tự công bố lưu hành hoặc chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành, Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã tự công bố lưu hành hoặc đã có Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán không đúng nội dung trong Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách giống cây trồng; Sản xuất giống cây trồng khi chưa có hoặc chưa thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng hoặc tiêu chuẩn cơ sở trong trường hợp không có tiêu chuẩn quốc gia.
Phạt tiền đối với hành vi sản xuất giống cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm bằng phương pháp vô tính không lấy vật liệu nhân giống của cây đầu dòng hoặc vườn cây đầu dòng đã được cấp Quyết định công nhận, cụ thể như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng dưới 500 cây giống; Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 500 cây đến dưới 1.000 cây giống; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 1.000 cây đến dưới 2.000 cây giống; Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 2.000 cây đến dưới 3.000 cây giống; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 3.000 cây đến dưới 5.000 cây giống; Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất lô giống có số lượng từ 5.000 cây giống trở lên.
Phạt tiền đối với hành vi sản xuất giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính nhằm mục đích buôn bán nhưng chưa được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới hoặc Quyết định công nhận lưu hành đặc cách hoặc chưa được ủy quyền của tổ chức, cá nhân có giống cây trồng đã được cấp Quyết định công nhận lưu hành hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới, cụ thể như sau: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị dưới 50.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 15.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 75.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng; Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 75.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 150.000.000 đồng đến dưới 175.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng; Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 175.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lượng giống sản xuất có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
Bên cạnh đó, tại Khoản 5 Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CPvề hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng thì sẽ tước quyền sử dụng Quyết định công nhận lưu hành giống cây trồng hoặc Quyết định công nhận giống cây trồng mới từ 03 tháng đến 06 tháng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP.
Ngoài ra, căn cứ Khoản 5 Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng như sau: Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi quy định tại các Khoản 3 và Khoản 4 Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điều 10 Nghị định 31/2023/NĐ-CP.
Như vậy, hành vi vi phạm về sản xuất giống cây trồng có thể bị xử phạt tới 50.000.000 đồng với cá nhân và phạt tới 100.000.000 triệu đồng với tổ chức.
An Nguyên
Nguồn: https://vietq.vn/ky-su-san-xuat-buon-ban-giong-lua-dom-se-bi-xu-ly-the-nao-d219984.html |