Lương y mách: 3 loại củ rẻ tiền dưỡng gan – thận, thải độc tố… tốt hơn cả thuốc

Lương y mách: 3 loại củ rẻ tiền dưỡng gan – thận, thải độc tố… tốt hơn cả thuốc

Ngọc Minh |

Củ cải, củ cà rốt, củ mài đều là những loại củ dễ kiếm, nhưng có tác dụng bổ gan, thận và thải độc rất tốt.

Củ cải trắng

Củ cải còn có tên gọi khác là La bặc, la phục. Củ cải trắng được ví tốt như sâm do có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Đại tá Lương y Bùi Hồng Minh cho biết: “Củ cải có vị ngọt, hơi cay, đắng, tính bình, có tác dụng bổ gan mật, lợi tiểu, tiêu thũng, thoáng phổi và lưu thông hô hấp, chữa các chứng bệnh phổi, ngộ độc, chữa ỉa chảy mãn tính, mất ngủ”.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra củ cải trắng có chứa glucoraphanin (một loại glucozid). Hoạt chất này có tác dụng thúc đẩy và duy trì các phản ứng chống oxi hóa, giúp cơ thể đào thải độc tố. Ngoài ra, củ cài trằng còn chứ nhiều vitamin K, vitamin C, vitamin A, vitamin E…

“Củ cái trắng không chỉ là món ăn mà còn được chế biến thành bài thuốc để dưỡng gan và thải độc cho hệ tiêu hoá. Dùng củ cải trắng hầm xương, kho cá, kho thịt là sẽ trở thành món ăn tốt cho sức khoẻ. Thời xưa khi lương thực thiếu thốn người dân còn phơi khô củ cải và mang ra dùng dần”, Lương y Bùi Hồng Minh nói.

Theo vị lương y người gan mật kém, ăn uống khó tiêu dùng củ cải hầm nhừ ăn cả cái và nước sẽ giúp dưỡng gan. Tuy nhiên, để gan được khoẻ mạnh thì cần phải lưu ý tránh những thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, giàu chất đạm, rượu bia…

Củ cà rốt

Cà rốt tốt cho tiêu hoá, thải độc, ảnh minh hoạ.

Cà rốt còn có tên gọi hồ la bặc. Củ cà rốt già được chế biến khô, còn gọi nam hạt sắt. Củ cà rốt được trồng ở nhiều nơi là thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Lương y Bùi Hồng Minh cho hay, ngoài làm thực phẩm củ cà rốt còn được dùng làm thuốc chữa bệnh tiêu chảy, hút chất nhầy, giảm lưu động ruột, hút chất độc cho dạ dày. Trong củ cà rốt có tinh dầu giúp cho cà rốt có vị thơm ngon, giúp tiêu hoá tốt.

Dùng củ cà rốt làm thuốc 3-9 g tán bột uống hàng ngày sẽ giúp. Người bị táo dùng cà rốt tươi cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay, cho thêm nước sạch, lọc lấy nước, bỏ bã. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối; khi uống cho thêm mật ong.

Củ mài

Củ mài tốt cho thận, ảnh minh hoạ.

Theo Đông y, củ mài còn có tên khác là hoài sơn, chính hoài, sơn dược, khoai mài. Củ mài có vị ngọt, tính bình, đi vào 4 kinh: tỳ, vị, phế, thận.

Sách kinh thư cổ đã ghi chép củ mài còn gọi là sơn dược có tác dụng bổ thận tráng dương mạnh, giúp cường tinh, sáng mắt. Giúp cho cả nam và nữ tăng cường sinh lý có cuộc sống vợ chồng thăng hoa.

Theo Lương Y Bùi Hồng Minh, trong các loại rau, củ, quả dân dã có tác dụng bồi bổ cho thận thì củ mài được nhắc tới rất nhiều. Củ mài dùng làm thuốc có tác dụng bổ thận, mạnh tỳ, bổ phổ, giữ tinh khí, sinh tân dịch. Dùng củ mài để chữa các chứng yếu mệt, di tinh, suy nhược cơ thể, ăn kém, đái dắt, phụ nữ khí hư…

Củ mài thái nhỏ nấu cháo với vừng đen ăn giúp bổ can thận, nhuận tràng, chữa cơ thể suy nhược gan, thận yếu, bí đại tiện.Trường hợp người bị đầy bụng, khó tiêu có thể nấu củ mài 30g, hạt sen 15g, ý dĩ 30g nấu cháo với gạo tẻ ăn lúc đói giúp trị tỳ vị hư, đầy hơi, khó tiêu.

THEO TTVN.VN

Trả lời